Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cẩn trọng bệnh tay chân miệng “vào mùa”: Kiêng kỵ vô lối, bệnh càng nặng hơn

Thứ hai, 08:38 18/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh tay chân miệng (TCM) xuất hiện rải rác quanh năm ở nhiều địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: Từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh tuy lành tính song các bậc cha mẹ không nên chủ quan vì nếu để nặng, có thể gây ra các biến chứng khó lường!

Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời. Ảnh: T.L
Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời. Ảnh: T.L

Bệnh dễ lây trong trường học

Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ), khoa dành riêng tầng 2 cho bệnh nhi mắc bệnh TCM để tránh nhiễm chéo với những bệnh khác. Bà của bé Nhựt Khang, 8,5 tháng tuổi, đang điều trị ở đây cho biết: “Ban đầu cháu có vẻ khó chịu, quấy khóc, bú và ngủ ít. Qua ngày hôm sau thì nổi mụn (bóng nước), tôi tưởng cháu nóng trong người nên nổi mụn, đưa ra trạm y tế cho thuốc hạ sốt rồi đưa về nhà. Ngày thứ ba, bóng nước lan ra toàn thân, cháu sốt, ói nhiều, bứt rứt không ngủ được, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ khám và bác sĩ yêu cầu nhập viện luôn”.

Nằm cùng phòng với bé Khang là bé Lê Ngọc Trâm Anh, 25 tháng tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long. Mẹ Trâm Anh kể: “Ban đầu bé bị sốt, họng nổi mụn, gia đình không tự ý mua thuốc uống mà đưa bé đến phòng khám thì bác sĩ nói bé bị nổi mụn trong họng, nghi ngờ bị TCM. Gia đình đưa bé đến bệnh viện địa phương, bác sĩ cho thuốc hạ sốt nhưng vẫn không đỡ nên vội đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ đến nay bé đã bớt sốt. Vào nhập viện, tôi tình cờ gặp một bé học cùng lớp con tôi cũng bị TCM, tôi nghi bé bị lây bệnh từ bạn. Trước đây, con trai tôi học mẫu giáo cũng bị lây TCM từ bạn khác trong lớp”.

Theo ThS.BS Thái Thanh Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ): “Bệnh TCM lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt và phân của trẻ nhiễm bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, chưa nổi bóng nước, trẻ mang mầm bệnh đã có thể lây cho trẻ khác. Vì thế, bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt ở các trường mầm non, mẫu giáo do trẻ sinh hoạt chung, chưa biết tự giữ gìn vệ sinh...”.

Không kiêng cữ thái quá

Theo ThS.BS Thái Thanh Lâm: Bệnh TCM cũng có thể gây ra các biến chứng. Nhưng phụ huynh không nên hốt hoảng khi phát hiện trẻ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh thường bọc bé trong chăn kín, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời như thế vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

Tuy nhiên, cũng có không ít trẻ bị TCM gặp biến chứng suy hô hấp, tim mạch và thần kinh do trẻ nhiễm phải chủng virus có độc lực mạnh.

Nhưng cũng có trường hợp trẻ bị nặng do gia đình nhầm lẫn tưởng trẻ bị phát ban, viêm họng thông thường nên đưa đến bệnh viện trễ hoặc có trường hợp, trẻ chỉ nổi ít bóng nước trong miệng nên gia đình không phát hiện. Khi trẻ có các biểu hiện: Sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, bứt rứt, ói nhiều, run tay, chân, vã mồ hôi, giật mình, đi loạng choạng… có thể trẻ bị nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị bệnh độ I (độ nhẹ) như lở miệng, sốt nhẹ… thì có thể khám, nhận thuốc uống và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người nhà cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ, giữ gìn vệ sinh, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu thực hiện vệ sinh tốt, khi bóng nước khô, bong ra, không để lại sẹo. Khi trẻ bị bệnh TCM, trẻ vẫn có thể bị lại.

Trẻ nhỏ tuổi, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu, vì thế, theo các bác sĩ, gia đình cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời; tránh tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Để tránh lây lan bệnh TCM trong trường học, nếu trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho bé nghỉ học ít nhất 7 ngày (tính từ khi trẻ khởi phát bệnh); thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà (lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn).

Gia đình tránh cho trẻ đến nơi tập trung đông trẻ, điều kiện vệ sinh không tốt để chơi vì rất dễ lây bệnh.

H.Hoa/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 4 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 11 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 3 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Top