Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần triển khai sớm truyền thông Dân số và Phát triển

GiadinhNet - “Một giải pháp cần triển khai sớm trước một bước là: Truyền thông vận động chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII là ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược truyền thông vận động chuyển đổi hành vi sớm trước Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. Chuyển đổi sang nội hàm về Dân số và Phát triển là một vấn đề lớn và mới, hoàn toàn khác với nội dung DS-KHHGĐ. Do vậy, công tác truyền thông vận động cần được triển khai sớm và đổi mới cả về nội dung và phương pháp truyền thông vận động”. Đây là chia sẻ của TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tổng cục DS-KHHGĐ với Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này.


Truyền thông về dân số cho bà con vùng sâu, vùng xa. Ảnh: PV

Truyền thông về dân số cho bà con vùng sâu, vùng xa. Ảnh: PV

Đổi mới để giải quyết toàn diện

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tình hình thế giới, trong nước đã và đang có nhiều thay đổi. Các nước và các tổ chức quốc tế đều đề cao công tác dân số, coi đây là vấn đề có quan hệ gắn bó và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Tổ chức Liên Hợp Quốc ngay từ Hội nghị dân số thế giới năm 1994 đã lựa chọn chủ đề “Dân số và Phát triển bền vững” làm chương trình chung khuyến nghị cho mọi quốc gia. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và biến đổi khí hậu, thay đổi về điều kiện, lối sống, môi trường sống và làm việc, môi trường sinh thái đã và đang dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về mô hình gia đình, kết hôn, ý thức và khả năng sinh sản, tăng nhanh quá trình di cư...

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XII tháng 10/2017 đã xem xét, đánh giá về những cố gắng và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa 7 về Chính sách DS-KHHGĐ đến năm 2015 và đề ra định hướng trong tình hình mới. Qua hơn 25 năm thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật là: Đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt được trước 10 năm và duy trì, ổn định được mức sinh thay thế. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh cao vào khoảng năm 2020 - 2030 với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số. Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng từ 65,3 tuổi lên 73,4 tuổi (cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người). Việt Nam được thế giới đánh giá là điểm sáng về công tác dân số và đã được nhận giải thưởng của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, chính sách hạn chế mức sinh kéo dài, rộng khắp cả nước cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu nhân khẩu học cũng đã phát sinh những hệ lụy cần sớm được khắc phục, đòi hỏi phải có những đổi mới công tác dân số để giải quyết toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn các vấn đề về dân số. Trước Hội nghị Trung ương 6, Ban Bí thư đã có Kết luận số 119-KL/TW ngày 4/1/2016. Trong đó xác định các vấn đề trọng tâm cần sớm thực hiện là: Phấn đấu duy trì ổn định vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh đưa về mức cân bằng tự nhiên; duy trì và tận dụng có hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số; phân bố dân số phù hợp và quản lý dân cư. Trước tình hình mới, Hội nghị Trung ương 6 đã khẳng định tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển; chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số, kiện toàn tổ chức bộ máy

Hội nghị Trung ương 6 cũng đã khẳng định các quan điểm: Coi công tác dân số và phát triển là nhiệm vụ của toàn dân; đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững; nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.

Để sớm chuẩn bị thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về công tác dân số trong tình hình mới, cần sớm hoạch định các giải pháp, chính sách, chiến lược và chương trình kế hoạch cụ thể. Trong diễn văn bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu định hướng chỉ đạo, đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác Dân số và Phát triển. Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Về đầu tư nguồn lực cho công tác dân số và phát triển nói chung và công tác truyền thông vận động nói riêng. Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số. Ngân sách nhà nước tập trung cho các hoạt động truyền thông, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, chi phí dịch vụ cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm đầu, cần tập trung đầu tư cho công tác truyền thông để kịp thời truyền thông chuyển đổi sang nội dung về Dân số và Phát triển trong tình hình mới.

Về tổ chức thực hiện, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành, đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách Dân số và Phát triển. Đưa nội dung Dân số và Phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tích cực cho công tác truyền thông vận động.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, xóm, bản, làng. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới Dân số và Phát triển.

Truyền thông vận động, cần triển khai sớm một bước

Chuyển đổi sang nội hàm về Dân số và Phát triển là một vấn đề lớn và mới, hoàn toàn khác với nội dung DS-KHHGĐ. Do vậy, công tác truyền thông vận động cần được triển khai sớm, đổi mới cả về nội dung và phương pháp truyền thông vận động:

1. Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh từ tập trung vào KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế- xã hội.

2. Chính sách dân số và phát triển phải bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tăng cường sự tham gia phối hợp liên ngành, phát huy vai trò, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các đoàn thể xã hội và đảm bảo mọi người dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia công tác dân số trong tình hình mới.

3. Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, tạo phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

4. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh và nuôi dạy con tốt. Ngăn ngừa tư tưởng tâm lý không hạn chế số con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

5. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

6. Đổi mới toàn diện, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

TS Nguyễn Quốc Anh

TS Nguyễn Quốc Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 35 phút trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top