Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần làm gì để tránh gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi?

Thứ sáu, 15:00 03/11/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Gãy cổ xương đùi là nguyên nhân nhập viện thường gặp thứ hai ở người lớn tuổi. Tỉ lệ bệnh lý này tăng dần đáng kể theo tuổi, 90% các trường hợp gãy cổ xương đùi xảy ra ở những bệnh nhân trên 65 tuổi. Một chấn thương nhẹ như trượt chân, ngã nhẹ... cũng có thể gây gãy xương ở người già.


Để có cuộc sống khỏe mạnh, cần phải rèn luyện tập các bài tập thể dục - thể thao phù hợp với từng lứa tuổi.     Ảnh: Chí Cường

Để có cuộc sống khỏe mạnh, cần phải rèn luyện tập các bài tập thể dục - thể thao phù hợp với từng lứa tuổi. Ảnh: Chí Cường

50% số bệnh nhân không phục hồi chức năng ban đầu

Gãy cổ xương đùi không những ảnh hưởng đến người bệnh mà còn tăng gánh nặng cho thân nhân và hệ thống y tế để chăm sóc điều trị cho bệnh nhân.

Khoảng 50% số bệnh nhân sẽ không bao giờ phục hồi được chức năng ban đầu trước khi gãy xương và 25% các trường hợp phải được chăm sóc lâu dài. Tình trạng gãy xương có liên quan đến loãng xương này làm tăng nguy cơ gãy xương lần thứ hai, đặc biệt là trong hai năm đầu. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ gãy cổ xương đùi ở bên đối diện trong vòng 2 năm sau gãy cổ xương đùi lần đầu tiên là 4% đến 10%.

Tại Hoa Kỳ, chi phí y khoa trực tiếp để điều trị cho một bệnh nhân gãy cổ xương đùi trung bình là 40.000 USD trong năm đầu tiên và khoảng 5.000 USD trong những năm tiếp theo. Mặc dù được điều trị tối ưu tại bệnh viện, được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt, bệnh nhân lớn tuổi gãy cổ xương đùi vẫn tăng đáng kể nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên, tỉ lệ tử vong là 21% đến 30%. Nguy cơ này tăng gấp 3 lần ở nam so với nữ, mặc dù tỉ lệ gãy cổ xương đùi ở nam thấp hơn nữ. Bên cạnh tỉ lệ bệnh tật và tỉ lệ tử vong cao, gãy cổ xương đùi còn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Gãy cổ xương đùi là bệnh lý có nhiều biến chứng. Bệnh nhân gãy cổ xương đùi có thể có những thay đổi về nhận thức và thần kinh, 10% bệnh nhân sẽ có suy giảm nhận thức như mất khả năng tập trung, giảm khả năng viết hay đọc một cuốn sách. Tình trạng này thường xảy ra hơn ở người trên 65 tuổi. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị những cơn mê sảng với tỉ lệ 13,5 đến 33%. Tình trạng này biểu hiện rất đa dạng, có thể là tăng động, giảm động, thậm chí là trầm cảm.

Biến chứng tim mạch cũng rất đáng quan tâm ở những bệnh nhân sau gãy cổ xương đùi, vì có thể gây tử vong nhanh chóng. Suy tim, nhồi máu cơ tim và huyết khối tĩnh mạch sâu là các biến chứng tim mạch thường gặp nhất. Tỉ lệ nhồi máu cơ tim thay đổi từ 35% đến 42% ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi trong thời gian xung quanh phẫu thuật. Thuyên tắc phổi là biến chứng có thể gây tử vong đột ngột ở những bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu, với tỉ lệ 1,4% đến 4,5% trong vòng 3 tháng sau mổ gãy cổ xương đùi.

Bệnh nhân gãy cổ xương đùi có thể gặp các biến chứng hô hấp như viêm phổi bệnh viện, suy hô hấp, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp người lớn, hay làm nặng thêm một bệnh phổi mãn tính sẵn có. Ngoài các biến chứng kể trên, bệnh nhân còn có thể có các biến chứng ở đường tiêu hóa (khó tiêu, giảm nhu động ruột, táo bón, xuất huyết tiêu hóa do stress,...), tiết niệu (nhiễm trùng tiểu, tổn thương thận cấp...), huyết học (chảy máu, thiếu máu...), nội tiết và chuyển hóa (suy dinh dưỡng giảm protein - năng lượng...).

Cổ xương đùi là vùng có hệ thống mạch máu nuôi kém, do đó khả năng phục hồi tự nhiên sau gãy thấp. Hầu hết những bệnh nhân gãy cổ xương đùi phải trải qua phẫu thuật nếu muốn phục hồi lại chức năng ban đầu. Người lớn tuổi thường có nhiều bệnh lý kèm theo, do đó càng khó khăn hơn trong vấn đề điều trị. Các nghiên cứu cho thấy, có đến khoảng 20% số bệnh nhân sẽ xảy ra những biến cố không mong muốn và một số biến chứng có liên quan đến việc điều trị phẫu thuật. Khi bệnh nhân được phẫu thuật, có thể gặp một số tai biến của gây mê, có thể xảy ra phản ứng không tương hợp giữa cơ thể với các chất gắn kết xương được sử dụng. Bên cạnh đó, phẫu thuật không phải lúc nào cũng đạt được kết quả mong muốn, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi hay chậm lành xương.

Làm gì để giảm nguy cơ gãy xương?

Tỉ lệ gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi là 22,5 đến 23,9 trên 100.000 dân ở lứa tuổi 50 và tăng lên gấp 30 lần ở lứa tuổi 80 với tỉ lệ lần lượt ở nam và nữ là 630 và 1.289 trên 100.000 dân.

Để phòng ngừa gãy xương, cần phát hiện sớm và điều trị tích cực loãng xương đối với người cao tuổi. Với những tiến bộ của y học ngày nay, nhiều loại thuốc điều trị loãng xương đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt trong điều trị sự suy giảm sức mạnh của xương, cũng như làm giảm nguy cơ gãy xương.

Người cao tuổi để có cuộc sống khỏe mạnh, cần phải quan tâm đến sức khỏe của xương ngay khi còn trẻ: Chế độ ăn đủ calcium và vitamin D, luyện tập thể dục - thể thao phù hợp với từng lứa tuổi, kiêng rượu bia - thuốc lá, không lạm dụng các thuốc có chứa corticosteroid và các thuốc khác có nguy cơ gây loãng xương, phụ nữ sau mãn kinh và nam giới sau 50 tuổi nên đo mật độ xương để phát hiện và điều trị sớm bệnh loãng xương, tư vấn với bác sĩ và các chuyên gia về điều trị và dự phòng bệnh loãng xương, phòng tránh nguy cơ ngã và kiên trì điều trị loãng xương khi đã xác định bị loãng xương.

Gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi rất thường gặp và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Mặc dù được điều trị tối ưu tại bệnh viện, được chăm sóc và phục hồi chức năng tốt, nhưng bệnh nhân lớn tuổi gãy cổ xương đùi vẫn tăng đáng kể nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên với tỉ lệ từ 21% đến 30%. Nguy cơ này tăng gấp 3 lần ở nam so với nữ, mặc dù tỉ lệ gãy cổ xương đùi ở nam thấp hơn nữ.

Hải Hòa (Tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 4 phút trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top