Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh ung thư nghệ sĩ Hoài Linh vừa đột ngột phát hiện giữa lùm xùm từ thiện nguy hiểm ra sao?

Thứ tư, 12:55 26/05/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thông tin nghệ sĩ Hoài Linh mắc bệnh ung thư đột ngột chia sẻ mới đây đã gây nhiều chú ý của dư luận khi lùm xùm về chuyện từ thiện của nam nghệ sĩ chưa lắng xuống. Theo chuyên gia, căn bệnh ung thư nghệ sĩ Hoài Linh mắc phải là bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm 90% tổng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư tuyến nội tiết.

Theo thông tin chia sẻ, NSƯT Hoài Linh đã vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để thăm khám khi có bất thường ở tuyến giáp và phát hiện có khối u ác tính ở tuyến giáp. Nghệ sĩ Hoài Linh đã phải thực hiện cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo hạch cổ phải tuyến 2-3-4-5-6 vào ngày 15/10/2020.

Từ sau phẫu thuật, sức khỏe của nam danh hài dần ổn định. Nghệ sĩ Hoài Linh cũng đã phải thực hiện xạ trị vào ngày 19/10/2020. Trước khi thực hiện một chuyến từ thiện, đến ngày 13/4/2021, Hoài Linh vào thuốc lần 2 và phải điều trị 2 tuần.

Giữa lúc lùm xùm về chuyện hơn 13 tỷ tiền từ thiện đang gây nhiều chú ý của dư luận, nhiều người cũng quan tâm đến căn bệnh nghệ sĩ Hoài Linh mắc phải liệu có nguy hiểm?.

Theo thống kê ở bệnh viện K, những năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh tuyến giáp ngày càng nhiều. Đây là bệnh ác tính, phổ biến nhất trong các ung thư về tuyến nội tiết (chiếm tới 90%) và 3,6% các bệnh ung thư nói chung. Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu vào năm 2018, ung thư tuyến giáp đứng thứ 11 trong tổng số các ca ung thư ở cả hai giới, khoảng 567.000 ca mới mắc hàng năm.

Ở nước ta, căn bệnh này xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất với 5.418 ca mắc mới. Riêng tại khoa Ngoại đầu cổ (Bệnh viện K) hàng năm phẫu thuật tới khoảng 3000 bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, trong đó chủ yếu là ung thư tuyến giáp.

Căn bệnh ung thư nghệ sĩ Hoài Linh vừa đột ngột phát hiện giữa lùm xùm từ thiện nguy hiểm ra sao? - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Hoài Linh bất ngờ thông báo bị ung thư tuyến giáp. Ảnh Internet


GS.TS Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư tuyến giáp ngày càng có xu hướng gia tăng. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư tuyến giáp là:

Tuổi và giới tính: Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp nhiều hơn nam giới gấp 3 lần. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều vẫn là nam ở tuổi 65 – 69, nữ 45 – 49.

Chế độ ăn thiếu I ốt: Bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp ở những người ăn thiếu I ốt. Ung thư tuyến giáp thể nhú ở người tiếp xúc với hoạt động phóng xạ.

Di truyền.

Tiếp xúc với tia bức xạ: Nguồn xạ có thể do điều trị y tế, bức xạ bị rò từ các sự cố nhà máy nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Nguy cơ mắc ung thư càng cao khi còn nhỏ xạ trị ở vùng đầu cổ.

"Mặc dù ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính nhưng lại có tiên lượng tốt. Tỷ lệ sống thêm 10 năm là 80 – 90%. Thậm chí khi đã có di căn hạch cổ hoặc di căn xa hơn vẫn còn khả năng cứu chữa. Bởi vậy mọi người cần đến sớm khi có những biểu hiện bất thường" – GS.TS Nguyễn Bá Đức khuyến cáo.

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết ung thư mọi người nên chú ý là: Giọng bị khan; Nuốt vướng, nuốt khó do khối u chèn ép; Da ở vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu…. Khi có những bất thường này cần đi khám sớm. Ngoài ra, mọi người cũng cần chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh nếu có. Việc siêu âm có thể nhận biết được ung thư tuyến giáp.

Hiện nay việc điều trị ung thư tuyến giáp đã có nhiều tiến bộ. Tùy theo từng thể loại giải phẫu bệnh của ung thư tuyến giáp mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể thích hợp nhất. Chẳng hạn, điều trị bằng phẫu thuật cắt một thùy tuyến giáp hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Sau cắt toàn bộ tuyến giáp cần điều trị bổ trợ bằng uống I ốt 131 (xạ trong). Người bệnh cũng cần phải uống hooc môn tuyến giáp thay thế suốt đời theo đơn của bác sĩ khi bị cắt tuyến giáp toàn bộ.

Còn với thể không biệt hóa thường điều trị xạ ngoài. Thông thường 3 tháng khám một lần trong năm đầu tiên, 6 tháng khám trong năm thứ 2 và từ năm thứ 3 chỉ cần khám mỗi năm một lần.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 41 phút trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 43 phút trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 22 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

Top