Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh thường chỉ mắc mùa đông xuân giờ hè cũng không hiếm

Chủ nhật, 09:43 16/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh cúm A thường xuất hiện vào mùa đông xuân, nhưng thời điểm này các bệnh viện đã ghi nhận những bệnh nhi mắc cúm A trong ngày hè. Sự bất thường này do đâu và những lưu ý không thể bỏ quan để tránh cúm A trong ngày hè, bạn nên biết.

Bé N.L.T 18 tháng tuổi (ở Tứ Kỳ, Hải Dương) vào viện khám trong tình trạng sốt 39 độ C, kèm ho, chảy dịch mũi. Sau khi được bác sĩ thăm khám và thực hiện các chẩn đoán xác định bệnh, kết quả cho thấy bé bị cúm A. Khai thác sâu hơn về trường hợp bé T, mẹ bé chia sẻ trong gia đình cũng có người mắc cúm, do không áp dụng biện pháp phòng ngừa tại nhà đã lây sang bé T. Điều này khiến cho gia đình rất bất ngờ vì bệnh cúm A thường là dễ mắc ở mùa đông xuân, hiện đang trong những ngày hè nóng nực.


Cúm A giờ không chỉ xuất hiện mùa đông xuân mà ngày hè cũng dễ mắc. Ảnh minh họa

Cúm A giờ không chỉ xuất hiện mùa đông xuân mà ngày hè cũng dễ mắc. Ảnh minh họa

BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A thuộc các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa đông xuân. Tuy nhiên, gần đây bệnh xuất hiện nhiều ở mùa hè, điều này có thể do biến đổi khí hậu đã làm thay đổi dịch tễ học của bệnh.

Khi mắc cúm A bệnh diễn tiến dai dẳng. Ở những người khỏe mạnh bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên một số ít trường hợp mắc bệnh không điều trị dễ gây biến chứng nặng có thể đe dọa tới tính mạng. Ở trẻ em, người già yếu hoặc những người mắc những bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch... thường dễ mắc các biến chứng viêm tai, viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng…

Cúm A cũng như các loại cúm B thường có các triệu chứng viêm long đường hô hấp khởi phát cấp tính: ho, sốt, chảy dịch mũi, nên dễ chẩn đoán nhầm.

Người bị cúm A thường có những biểu hiện như sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi; Ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi; Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân; Mệt mỏi, chán ăn hoặc suy nhược; Nôn ói, tiêu chảy.

Điều quan trọng trong chẩn đoán và điều trị cúm đó là chẩn đoán sớm và phát hiện các biến chứng kịp thời. Khai thác yếu tố dịch tế đúng, tỉ mỉ giúp định hướng chẩn đoán chính xác hơn ngay từ thời điểm ban đầu thăm khám. Vậy nên khi có những biểu hiện bệnh cần đưa đi khám sớm để phát hiện các biến chứng kịp thời.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà

Cúm A là bệnh truyền nhiễm, dễ lay lan qua đường hô hấp. Trong khi đó thời tiết nóng nực làm con người ăn, ngủ kém, mất nước, sự thải thân nhiệt khó khăn làm suy giảm sức đề kháng cơ thể. Do vậy, đây là thời điểm dễ nhiễm nhiều loại bệnh nhất, trong đó có cúm A.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cần chủ động phòng ngừa bệnh có thể lây sang người khác bằng cách như:

- Khi người mang bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh; tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên, sau đó tay trẻ lại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể.

- Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào không khí và có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp của những trẻ gần đó khi hít phải.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ khi đã được chẩn đoán bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh nặng thêm và lây truyền cho người khác bằng những cách sau:

- Cách ly: Hạn chế ra khỏi phòng, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ; hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết.

- Vệ sinh và chăm sóc:

Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay.

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C.

Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.

Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

- Việc dùng thuốc cần phải theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Hà My

Hà My
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 20 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top