Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dễ gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng khả năng sinh sản

Thứ hai, 08:57 22/08/2022 | Dân số và phát triển

Ở trẻ có tràn dịch màng tinh hoàn bố mẹ, ông bà, bảo mẫu có thể quan sát thấy vùng bìu của trẻ một bên hoặc cả hai bên to hơn bình thường, bìu căng tròn, không có các nếp nhăn như bên còn lại.

Qua thăm khám lâm sàng và quan sát hình ảnh trên siêu âm bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn dịch màng tinh hoàn bên phải.

1. Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn hay còn gọi là thủy tinh mạc – là một thuật ngữ đề cập đến tình trạng tích tụ dịch tại màng bao quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh lý bẩm sinh do ống phúc tinh mạc ở trẻ trai không xơ hóa hoặc xơ hóa không hoàn toàn để lại một lỗ thông giữa ổ bụng và khoang màng tinh hoàn, dẫn tới dịch từ ổ bụng đi qua lỗ thông tích tụ tại khoang màng tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai chiếm tỷ lệ 3 - 5% ở trẻ đủ tháng, tăng lên gấp 3 lần ở trẻ sinh non.

Đặc biệt trẻ sinh non dưới 30 tuần, thiếu cân < 1.500g thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với trẻ đủ tháng.

2. Triệu chứng và biểu hiện bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Ở trẻ có tràn dịch màng tinh hoàn bố mẹ, ông bà, bảo mẫu có thể quan sát thấy vùng bìu của trẻ một bên hoặc cả hai bên to hơn bình thường, bìu căng tròn, không có các nếp nhăn như bên còn lại, khối có thể xuất hiện từ khi trẻ sinh ra, kích thước tăng dần theo thời gian.

Quan sát bìu thường to hơn vào buổi chiều hoặc sau khi trẻ chơi, chạy nhảy nhiều, buổi sáng bìu có thể xẹp, giảm kích thước trở về bình thường.

Khối dịch kích thước nhỏ thường không gây đau, khó chịu, trẻ vẫn chơi, nhảy, ăn uống được bình thường.

Căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dễ gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng khả năng sinh sản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

3. Biến chứng của bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Khối tràn dịch với số lượng nhỏ thường không gây biến chứng gì, trẻ vẫn chơi, nhảy, ăn uống được bình thường. Tuy nhiên, khi khối dịch tụ số lượng lớn có thể gây đau tức, trẻ khó chịu, quấy khóc.

Khối dịch tụ lớn có thể khiến lưu lượng máu xuống tinh hoàn bị giảm đi và dẫn đến teo tinh hoàn, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai.

Nguy cơ tiến triển thành bệnh lý thoát vị bẹn, nếu không được xử trí sớm sẽ gây chèn ép làm tắc nghẽn dòng máu đi xuống tinh hoàn và gây suy giảm chức năng tinh hoàn.

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể kèm theo tinh hoàn di động, làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai, bệnh lành tính, thường không biểu hiện triệu chứng nặng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến khám sớm nếu có những dấu hiệu bất thường, đề phòng biến chứng và những bệnh lý mắc kèm.

4. Chẩn đoán bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu trên thăm khám lâm sàng và siêu âm.

Khi bộc lộ vùng bẹn bìu hai bên, ta thấy khối phồng một hoặc cả hai bên bìu, làm mất cân đối vùng bẹn. Bìu một bên căng to mất nếp nhăn so với bên đối diện. Làm các nghiệm pháp tăng áp lực ổ bụng như: khi trẻ khóc, cười, ho, trẻ chạy nhảy tại chỗ… sẽ thấy khối phồng ở bìu thay đổi kích thước to hơn.

Tràn dịch màng tinh hoàn số lượng ít hoặc vừa thì vẫn có thể sờ thấy tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh ở bìu. Nhưng nếu tràn dịch màng tinh hoàn lớn thì không sờ thấy mào tinh, tinh hoàn (dấu hiệu Sébilean âm tính); không kẹp được màng tinh hoàn (dấu hiệu Chevasu âm tính).

Nghiệm pháp soi đèn sẽ thấy hình ảnh khối tinh hoàn nằm ở giữa, còn xung quanh là hình ảnh mờ sáng của dịch màng tinh hoàn.

Siêu âm là phương pháp rất quan trọng và dễ dàng thực hiện trong chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn. Trên hình ảnh siêu âm quan sát thấy tinh hoàn và mào tinh bình thường, được bao quanh là khối dịch đồng nhất, di động.

5. Điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn

Bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự mất đi sau 12 tháng sau sinh mà không cần điều trị gì, nên có thể theo dõi trẻ đến 12 tháng tuổi.

Những trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn không tự mất đi sau 12 tháng, khối vùng bẹn tăng kích thước, gây đau tức cho trẻ hoặc xuất hiện thêm thoát vị bẹn thì phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất.

Phẫu thuật điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn dựa trên nguyên tắc chung là cắt hoặc thắt cao ống phúc tinh mạc tại vị trí lỗ bẹn sâu. Có 2 phương pháp chính là phẫu thuật mở qua đường bẹn bìu và phẫu thuật nội soi qua ổ bụng.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn đang dần chiếm ưu thế so với phẫu thuật mổ mở do có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, ít biến chứng, giảm tỷ lệ tái phát, có thể đánh giá được ổ bụng cũng như lỗ bẹn đối bên, giảm thời gian phẫu thuật, thời gian phục hồi sớm sau phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn.

Tóm lại, bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn có thể dễ dàng phát hiện, chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Khi phát hiện những bất thường vùng bìu, bẹn, phụ huynh nên cho trẻ đến gặp bác sĩ sớm, để được tư vấn và điều trị hợp lý, kịp thời.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top