Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng tránh và điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, khoảng 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm, tuy nhiên dấu hiệu giúp nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bệnh trầm cảm ở người già thường khó chẩn đoán và chữa trị vì người bệnh thường không thừa nhận là mình bị trầm cảm.

Những thay đổi về cảm xúc, tính cách của người cao tuổi

Nhiều người cho rằng người già lẩm cẩm hay nghĩ tiêu cực là chuyện bình thường. Thật ra lối nghĩ mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân, thậm chí tự buộc tội mình ở một số người già lại có thể là một vấn đề sức khỏe tinh thần cần được chữa trị - những biểu hiện này gọi là trầm cảm.

Thực tế cho thấy, 15% người cao tuổi (NCT) trong cộng đồng và trong nhà nuôi dưỡng có triệu chứng trầm cảm. Bản thân tuổi tác không phải là yếu tố nguy cơ của trầm cảm nhưng tình trạng góa bụa và bệnh lý đa khoa mãn tính là yếu tố thúc đẩy trầm cảm xuất hiện. Trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi có đặc điểm là tỷ lệ tái diễn cao.

Trầm cảm là một bệnh ngày càng gia tăng ở người cao tuổi. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý. Ảnh minh họa

Trầm cảm là một bệnh ngày càng gia tăng ở người cao tuổi. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, khoảng 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người già neo đơn.

BS.CKI Thiều Quang Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ, cho biết: “Già đi theo năm tháng được xem là một trong những thử thách lớn ở đời người, NCT phải đối diện với hàng loạt khó khăn như: rối loạn hệ vận động như đi lại khó khăn, hay nhức mỏi, khả năng nhìn, nghe kém đi; bệnh tật gây phiền hà; khó thích ứng khi về hưu và khó khăn tài chính; cô độc bởi người thân mất đi, hoặc bạn bè, con cháu ở xa… Với thực tế có quá nhiều thay đổi và hụt hẫng, khiến người già vì thế rất hay gặp phải những trở ngại tinh thần, cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm”.

Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của trầm cảm là những biến đổi về cảm xúc, tính cách. Vì vậy, cần phải quan tâm và quan sát từng thay đổi của NCT. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quý; tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác. Họ dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti; cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh khó nhận ra được những bất ổn ở họ. Các dấu hiệu khác bao gồm mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng. Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn, lo lắng nhiều, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khỏe và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định những việc bình thường hàng ngày.

Cách phòng tránh bệnh người cao tuổi

NCT bị trầm cảm thường né tránh, không muốn người khác biết rằng họ cảm thấy không được khỏe. Nhưng việc nói cho người khác nghe chính là bước đầu tiên để đem lại cảm giác tốt hơn. Tốt nhất là nói cho bác sĩ hoặc một người thân của mình. Đừng âm thầm chịu đựng một mình vì điều đó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hóa trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, NCT sẽ được các bác sĩ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở NCT cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát. Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 9-12 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sĩ.

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh minh họa.

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sĩ chẳng hạn cũng giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều. Không gì hay bằng có ai đó thông cảm để trò chuyện trong giây phút khó khăn của cuộc sống. Đối với trầm cảm nhẹ, đôi khi chỉ cần tâm lý trị liệu là đủ để khỏi bệnh.

NCT rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh trầm cảm, người già cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích, mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ, cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống.

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Ảnh minh họa

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị. Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập. Ảnh minh họa

Cách điều trị bệnh trầm cảm cho người cao tuổi

Trầm cảm không phải là một biểu hiện bình thường các quá trình già hoá. Cũng giống như bệnh tiểu đường và viêm khớp...trầm cảm cũng là một căn bệnh. Điều đáng mừng là bệnh trầm cảm đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị. Rất nhiều người cao tuổi bị trầm cảm mà không biết và không được điều trị.

Thực tế cho hay, người cao tuổi bị trầm cảm thường miễn cưỡng phải nói cho người khác nghe họ cảm thấy không được khoẻ. Nhưng nói cho người khác nghe chính là bước đầu tiên để đem lại cảm giác tốt hơn. Tốt nhất là nói cho bác sỹ hoặc một người thân của mình. Đừng âm thầm chịu đựng một mình vì điều đó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Với bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi, tâm lý trị liệu hay phương pháp "điều trị bằng chuyện trò" có thể rất tốt và hữu ích. Không gì hay bằng có ai đó thông cảm để trò chuyện trong giây phút khó khăn của cuộc sống. Đối với trầm cảm nhẹ, đôi khi chỉ cần tâm lý trị liệu là đủ để khỏi bệnh.

Nếu tuân thủ tốt chương trình điều trị trầm cảm, bạn sẽ cảm thấy có nhiều sinh lực hơn để làm những công việc mà bạn ham thích. Bạn sẽ nhận thấy các chứng đau nhức và chứng bệnh cơ thể khác cũng thuyên giảm. Và vượt lên trên hết, là bạn có cái nhìn mới mẻ và lạc quan hơn về cuộc sống. Đó chính là điều mà ai cũng mong chờ.

Các chương trình điều trị bệnh trầm cảm ở người có tuổi

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị.

Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập.

-Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, người cao tuổi sẽ được các bác sỹ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát. Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sỹ.

- Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ chẳng hạn cũng đã giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều.

Ngoài chăm sóc vật chất và y tế, người cao tuổi cần được chăm sóc về tinh thần.

Con đường đến hồi phục

Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Khi bị bệnh trầm cảm, người già cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích, mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ, cái nhìn toàn cục mới mẻ về cuộc sống.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top