Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách nào để loại bỏ chất tạo nạc trong thịt lợn?

Thứ sáu, 11:00 08/04/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mặc dù thông tin về thịt lợn nhiễm chất tạo nạc sabutamol và clenbuterol khiến người tiêu dùng hoang mang nhưng vẫn không loại bỏ được thịt lợn ra khỏi bữa ăn hàng ngày trong gia đình. Một câu hỏi khiến người tiêu dùng băn khoăn là có cách nào để loại bỏ chất tạo nạc ra khỏi thịt lợn khi chế biến hay không?

Thịt lợn là loại thực phẩm chính trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ảnh: Chí Cường
Thịt lợn là loại thực phẩm chính trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ảnh: Chí Cường

Lợn ăn chất tạo nạc, không làm thịt nhanh sẽ tự chết

Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Văn Hướng (thương lái lợn ở Bắc Ninh), chỉ cần mắt thường cũng phân biệt được lợn nào được nuôi bằng chất tạo nạc, lợn nào không. “Lợn nuôi bằng thức ăn thông thường thì khỏe mạnh, thấy người vào chuồng thì kêu và di chuyển ra chỗ khác. Còn lợn nuôi bằng chất tạo nạc thì chỉ nằm im và thở. Nếu như trước đây, nuôi một con lợn 5 tháng mới được 1 tạ thì khi sử dụng chất tạo nạc, chỉ cần chưa đầy 3 tháng lợn đã có thể xuất chuồng”, anh Hướng cho biết.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hormone Clenbuterol là một dạng bột được người dân trộn vào thức ăn cho lợn trước khi xuất chuồng khoảng vài tuần nhằm thúc cân tăng nhanh. Tuy nhiên, hậu quả của thịt lợn có ăn Clenbuterol rất nguy hiểm với sức khỏe con người nếu sử dụng thường xuyên dễ gây nên: Ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, choáng váng. Còn Salbutamol là một hóa chất trong nhóm các chất chủ vận Beta hay chất chủ vận thụ thể hormone tuyến thượng thận. Trong Y tế, Salbutamol có tác dụng lên đường hô hấp, làm giảm và phòng ngừa co thắt phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên trong chăn nuôi, để có lợn siêu nạc, người ta phải dùng với liều lượng cao hơn gấp 5-10 lần so với dùng trong điều trị (sở dĩ nó được phép dùng trong Y khoa là bởi nó dùng với liều lượng rất nhỏ và có sự kiểm soát chặt chẽ của thầy thuốc).

Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn. Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có chất Salbutamol cũng giống như uống thuốc này vào cơ thể. Sau một thời gian tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây các triệu chứng nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, người chăn nuôi thường pha Salbutamol vào hỗn hợp thức ăn cho lợn ăn trong khoảng 15 – 20 ngày trước khi xuất bán. “Nếu không bán ngay, lợn sẽ có triệu chứng đi không vững, tự khuỵu chân vì loại thuốc này sẽ làm cho xương giòn, trên con lợn sẽ xuất hiện những vết lở loét, rỉ nước… sau đó thì chết. Nếu lợn được kích nạc bằng Salbutamol, cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc, nổi rõ”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

Không thể loại bỏ chất tạo nạc ra khỏi thịt lợn

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chất tạo nạc trong thịt lợn nguy hiểm ở chỗ, chúng rất dễ tồn dư trong thịt và thường tạo thành triệu chứng trúng độc cấp tính và mãn tính. Sau một thời gian dài ăn phải thịt lợn có chất tạo nạc, người tiêu dùng sẽ có thể bị rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, run cơ và đặc biệt nguy hiểm với người bị cao huyết áp vì có thể gây choáng váng và tăng huyết áp.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết một điều cực kỳ nguy hiểm trong thịt lợn có nhiễm chất tạo nạc là, rất khó loại bỏ độc chất này ra khỏi thịt trong quá trình chế biến. Đó là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao. “Không có cách gì loại bỏ được chất tạo nạc trong thịt vì nó tồn tại trong sợi protein và trong mô”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Tương tự, PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng, nếu người tiêu dùng mua phải thịt lợn nghi nhiễm chất tạo nạc gồm các dấu hiệu như: Miếng thịt ít mỡ, thịt nạc dính xuống da, có màu đỏ au… thì nên bỏ, không tiếc tiền mà chế biến vì thịt lợn nhiễm chất tạo nạc sẽ không có cách nào loại bỏ chất độc hại này ra khỏi thực phẩm, kể cả khi đã chế biến ở nhiệt độ cao.

Theo tài liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hormone tăng trưởng Clenbuterol được Bộ NN&PTNT xếp trong danh mục 18 loại chất cấm nghiêm ngặt, không được sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002. Trên thế giới, hormone siêu tăng trưởng này cũng bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Vũ Sơn/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 18 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Top