Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách chăm sóc sức khỏe giúp người cao tuổi bị tai biến nhanh hồi phục

GiadinhNet - Tai biến là một thực trạng thường gặp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở người cao tuổi. Nhưng nếu gia đình tin tưởng và biết chăm sóc đúng cách, người bệnh vẫn có thể hồi phục tích cực, tránh tái phát.

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Các tế bào não sẽ chết đi trong vài phút, khiến các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê cứng, mất cảm giác nửa người, thậm chí hôn mê. Đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là nam giới.

Sau tai biến, bệnh nhân có hồi phục hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, thời gian phát hiện… Nhưng chính chế độ chăm sóc và trị liệu mới là yếu tố quyết định đến khả năng bình phục của người bệnh. Gia đình bệnh nhân không nên lo lắng quá mức, nếu kiên trì và tập luyện đúng cách thì vùng não tổn thương sẽ có khả năng tái tạo cả về giải phẫu lẫn chức năng, khắc phục di chứng và chống tái phát hiệu quả.

Sau đây là những gợi ý chăm sóc giúp nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân sau tai biến:

Về ăn uống ở người tai biến mạch máu não

Theo khuyến cáo của WHO, thực đơn cho người sau tai biến cần cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate. Bệnh nhân cần ăn nhiều rau quả tươi, thức ăn nên cắt nhỏ hoặc hầm nhừ, ưu tiên các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

Cần tránh các chất bột đường, đồ chiên xào, hạn chế muối vì dễ hấp thụ nước gây tăng huyết áp và biến chứng. Ngoài ra, cần đặc biệt tránh các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê).


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng: cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày. Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.

- Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như: chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.

- Năng lượng cần trong ngày: 25 - 30kcal/kg cân nặng/ngày.

- Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.

- Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.

Lưu ý:

Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.

Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Với bệnh nhân không thể tự ăn được: người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nếu cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống thông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống thông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra như nhiễm trùng…

Chế độ chăm sóc, sinh hoạt, tập luyện

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến cần tỉ mỉ, kiên nhẫn, chú trọng cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Chúng ta cần học tập phương pháp chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản, khuyến khích bệnh nhân tự chủ trong sinh hoạt, sử dụng các sản phẩm phù hợp và tập luyện đúng cách để nhanh hồi phục.

Nếu bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà nên xoa bóp các bắp cơ, đặc biệt là phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Phải luôn khuyến khích người bệnh tập đi lại, lúc đầu có thể cần người hỗ trợ. Sau đó, nên tạo điều kiện để bệnh nhân dần chủ động trong sinh hoạt, không phụ thuộc vào người chăm sóc. Cần thu dọn các dụng cụ, đồ vật dễ gây vấp ngã, đóng tay vịn ở bên không bị liệt để bệnh nhân dễ dàng vịn đứng lên. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng rãi để các cụ dễ mặc, dễ cởi; đặt nước uống, giấy vệ sinh ở vị trí thuận tiện để bệnh nhân tự phục vụ.

Với người có thể tự đi lại, gia đình cần khuyến khích bệnh nhân tự chủ tối đa, chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết. Cần duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, ăn, ngủ đúng giờ. Không nên nằm nhiều, tránh ngồi một chỗ, có thể làm việc nhà nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng.

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.

- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh; tránh mất ngủ.

- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim.

- Tránh táo bón, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…

- Chăm sóc bệnh nhân liệt sau tai biến đòi hỏi phải nắm vững diễn biến tâm lý của người bệnh, theo dõi việc dùng thuốc, luyện tập đúng thời gian quy định, tuân thủ y lệnh… giúp người bệnh từng bước phục hồi vận động và tâm thần để thích nghi với sức khỏe, hoàn cảnh sống phù hợp và tốt hơn.

M.A (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top