Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số

GiadinhNet - Bên lề Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, chúng tôi xin ghi lại ý kiến của lãnh đạo Bộ Y tế, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổng cục DS-KHHGĐ cùng ý kiến của một số địa phương tham gia Hội nghị.

Ông Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế:

Công tác dân số góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước

Công tác DS-KHHGĐ luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
 
Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 1

Trải qua 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, dân số Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc sinh đẻ, từ việc sinh đẻ mang tính tự nhiên, bản năng sang việc sinh đẻ có tính chủ động, có kế hoạch. Từ việc sinh nhiều con, chất lượng thấp sang việc sinh ít con, chất lượng ngày càng cao. Số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 6,3 con (1960) xuống còn 2,05 (2012). Tuổi thọ bình quân tăng từ 40 tuổi (1960) lên 73 tuổi (2012); tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (1960) xuống chỉ còn 1,06% (2012).

Những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới. Đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ông Arthur Arken – Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: 

Hội nghị đánh dấu bước tiến quan trọng trong xây dựng pháp luật về dân số

Hội nghị hôm nay là sự kiện quan trọng này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về dân số của Việt Nam. Việt Nam đang xây dựng Luật Dân số dựa trên các bài học và kinh nghiệm từ việc thực hiện Pháp lệnh Dân số cũng như các bài học từ các quốc gia khác về những ảnh hưởng của thời kỳ quá độ dân số, mức sinh thấp và đáp ứng chính sách.
 
Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 2

UNFPA rất vui được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách dân số như là một phần cốt yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển cũng như các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

Tôi tin tưởng rằng Luật Dân số của Việt Nam sẽ được xây dựng dựa trên bằng chứng khoa học và thích ứng với các cơ hội và thách thức của tình hình dân số mới, cũng như đáp ứng được những mong muốn và khát vọng của người dân Việt Nam về một tương lai tươi sáng và thịnh vượng.

TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ:

Việc nâng cấp từ Pháp lệnh Dân số lên Luật Dân số là hết sức cần thiết

Thành công trong lĩnh vực dân số đã mở ra một vận hội vô cùng lớn lao cho Tổ quốc, dân tộc. Các con rồng, con hổ kinh tế ở Đông Á, Đông Nam Á cất cánh bay lên cũng nhờ thời kỳ này. Chúng ta có thể trở thành con hổ, con rồng, có thể “sánh vai các cường quốc” như tâm nguyện của Bác hay không là ở thời kỳ này, khi chúng ta biết tận dụng “vận hội vàng”, “kỷ nguyên vàng” này vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước, dân tộc.
 
Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 3

Với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội hiện nay; ý thức và hành vi của người dân về dân số đã có những thay đổi sâu sắc. Những tiến bộ như vũ bão về khoa học công nghệ nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, y tế nói riêng đã tác động tới các quá trình dân số (như thụ tinh trong ống nghiệm, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, việc lạm dụng tiến bộ KHCN để lựa chọn giới tính trước sinh...). Điều đó đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý của pháp luật.

Trước bối cảnh mới, vấn đề mới, việc nâng cấp từ Pháp lệnh Dân số lên Luật Dân số là hết sức cần thiết tại nước ta. Pháp lệnh Dân số cùng với các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật dân số nước ta, là nền tảng pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân số nước ta và đã thu được những thành quả vững chắc, không thể phủ nhận. Luật Dân số là sự kế thừa có chọn lọc PLDS và khắc phục những hạn chế trong Pháp lệnh để phù hợp với thời cuộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Ông Trần Hữu Phước – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Long An:

Quan tâm đến các nội dung nâng cao chất lượng dân số

Long An rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là mở rộng các mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, Mô hình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.
 
Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 4
 
Đặc biệt, đối với đối tượng thực hiện KHHGĐ, chúng tôi cũng dành sự quan tâm, ví dụ: Nâng mức hỗ trợ cho người áp dụng biện pháp triệt sản từ 200.000đ/người năm 2003 lên 1.000.000đ/người năm 2012; tổ chức tốt công tác theo dõi, cấp Giấy chứng nhận thôi đẻ hẳn cho các cặp vợ chồng có đủ điều kiện, đồng thời thực hiện chế độ giảm 50% học phí từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông cho con các cặp vợ chồng có Giấy chứng nhận thôi đẻ hẳn.
 
Đối với đối tượng nam, nữ trước khi kết hôn (trừ trường hợp kết hôn có liên quan yếu tố nước ngoài) sẽ được tư vấn khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B miễn phí tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.

Chúng tôi mong muốn đưa danh mục kỹ thuật thực hiện sàng lọc trước sinh, sơ sinh, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân vào danh mục được chi trả của Bảo hiểm Y tế. Bởi khi tôi đi kiểm tra, khảo sát tại các địa bàn, tôi thấy nhu cầu của bà con về các vấn đề này lớn lắm, nhưng hiện nay còn nhiều rào cản khi chưa có đủ kinh phí.
 
Hiện tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 50%, 60% số trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh (các cháu lấy mẫu máu đều được miễn phí). Chúng tôi mong muốn con số này phải là 100% với cách làm và cách đầu tư hiện nay (mỗi năm kinh phí địa phương Long An hỗ trợ khoảng 3 tỷ đồng cho công tác sàng lọc trước sinh, sơ sinh).
 
Nếu được bảo hiểm hỗ trợ, người dân sẽ đến sàng lọc trước sinh, sơ sinh nhiều hơn, chỉ tiêu 100% ngày càng “tiến gần” hơn.

Hàng năm chúng tôi đều đưa công tác DS-KHHGĐ vào kế hoạch phát triển KT – XH địa phương. Về việc hỗ trợ kinh phí, chỉ cần ngành Dân số đề nghị và có kế hoạch, chúng tôi sẽ xem xét và phê duyệt.

Bà Vi Thị Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên:

Mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm trong công tác DS-KHHGĐ

Tham dự Hội nghị lần này, Đoàn Điện Biên với sự tham dự của Phó chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh, đồng chí Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Điện Biên (đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành dân số trong thời gian qua để thực hiện công tác DS-KHHGĐ)...
 
Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 5

Bà Hoa cho biết: Ngay sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế, Điện Biên đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013) tại 9/9 huyện, thị. Tại tất cả các hội nghị này, đều có sự tham dự của đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện, thị - Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện, thị; đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong Ban chỉ đạo và lãnh đạo UBND, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ của 112 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh.

Tại cấp tỉnh, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện PLDS tỉnh Điện Biên được triển khai từ cuối tháng 4/2013, là một trong những tỉnh, thành đầu tiên trong cả nước triển khai Hội nghị tổng kết cấp tỉnh. Theo lãnh đạo ngành Dân số tỉnh miền núi còn rất nhiều khó khăn này, đây là dịp sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn ngành.

Bà Hoa cũng hi vọng, Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện PLDS ngày 24/9 này sẽ là cơ hội để Trung ương lắng nghe thêm một lần nữa tiếng nói địa phương – những người làm công tác dân số tại cơ sở để có thể bổ sung, điều chỉnh những nội dung phù hợp trong dự thảo Luật Dân số.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ:

Vấn đề “mang thai hộ” cần đưa vào dự thảo Luật Dân số
 
Các ý kiến bên lề tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 6
“Trong 10 năm thưc hiện Pháp lệnh Dân số, Nghệ An đã đạt được một số thành tựu quan trọng như: mức sinh giảm từ 2,8 xuống 2,5 (vẫn ở mức cao); số trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần; chất lượng tuổi thọ trung bình nâng cao, hiện xấp xỉ 73 tuổi”. Theo bà Hoa, tại Nghệ An hiện tình trạng già hóa dân số cũng đã bắt đầu xuất hiện, có khoảng 11% dân số ở độ tuổi trên 65.

Đáng chú ý, Nghệ An đã đưa cán bộ chuyên trách dân số về làm việc tại UBND xã, trực thuộc quản lý của UBND huyện để tăng cường hiệu quả công tác của lực lượng này.

 “Nghệ An ưu tiên cho công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân” - bà Hoa nói - “Chính quyền đã ban hành các văn bản để tăng cường vai trò lãnh đạo đối với chính sách DS-KHHGD trên địa bàn tỉnh”.

Về việc xây dựng Luật Dân số, bà Nguyễn Thị Hồng Hoa đề nghị cần sớm ban hành luật này, trong đó các vấn đề đã đặt ra trong chương trình mục tiêu quốc gia cần được cụ thể hóa trong luật. Một số vấn đề mới như “mang thai hộ” được nêu ra tại hội nghị, bà Hoa cũng cho rằng cần đưa vào trong dự thảo luật.

Nhóm PV

 

vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top