Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Thứ tư, 07:51 27/03/2024 | Bệnh thường gặp

Theo CDC Hoa Kỳ, tất cả các loại vaccine phòng cúm cho mùa cúm 2024-2025 sẽ là vaccine hóa trị ba, được thiết kế để bảo vệ chống lại ba loại virus cúm khác nhau, bao gồm hai loại virus cúm A và một loại virus cúm B/Victoria.

1. Các loại vaccine phòng cúm mới nhất

Theo CDC Hoa Kỳ, thuốc chủng ngừa cúm có sẵn bao gồm:

- Vaccine phòng cúm liều tiêu chuẩn được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong trứng. Hiện có sẵn một số nhãn hiệu vaccine cúm liều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm afluria quadrivalent, fluarix quadrivalent, fluLaval quadrivalent và fluzone quadrivalent… Những loại vaccine này được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. Hầu hết các mũi tiêm phòng cúm đều được tiêm vào cánh tay (cơ) bằng kim (Afluria quadrivalent có thể được tiêm bằng kim tiêm đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).

- Vaccine phòng cúm dựa trên tế bào (flucelvax quadrivalent) có chứa virus được nuôi cấy trong tế bào, sử dụng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccine này hoàn toàn không có trứng.

- Vaccine ngừa cúm tái tổ hợp (flublok quadrivalent) là loại thuốc chủng ngừa cúm hoàn toàn không có trứng, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp và sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Mũi tiêm này không chứa virus mà chứa kháng nguyên gấp ba lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?

Có nhiều loại vaccine phòng ngừa cúm và được cập nhật hàng năm.

- Vaccine ngừa cúm liều cao dựa trên trứng (fluzone high-dose quadrivalent), được phê duyệt để sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này chứa kháng nguyên gấp bốn lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

- Vaccine cúm bổ trợ dựa trên trứng (fluad quadrivalent), được chấp thuận cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này được bào chế bằng chất bổ trợ (một thành phần giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn).

- Vaccine xịt mũi ngừa cúm giảm độc lực  làm từ trứng (flumist quadrivalent) được bào chế từ virus cúm sống giảm độc lực, được chấp thuận sử dụng cho người từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Vaccine này không được khuyến cáo sử dụng cho người mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người mắc một số bệnh lý nhất định.

2. Có loại vaccine cúm nào tốt nhất không?

Theo CDC, một số loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng cho những người từ 65 tuổi trở lên. Khuyến nghị này dựa trên việc xem xét các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng, ở người trên 65 tuổi, những loại vaccine này có hiệu quả hơn so với vaccine cúm liều tiêu chuẩn không có bổ trợ. Không có khuyến nghị ưu tiên cho những người dưới 65 tuổi. Cụ thể:

- Đối với những người dưới 65 tuổi, CDC không ưu tiên khuyến nghị bất kỳ loại vaccine cúm nào tốt nhất. Các lựa chọn cho nhóm tuổi này bao gồm vaccine cúm bất hoạt (IIV), vaccine cúm tái tổ hợp (RIV) hoặc vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV)...

- Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, có ba loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng hơn vaccine cúm liều tiêu chuẩn, không có bổ trợ. Đó là vaccine cúm tứ giá liều cao fluzone, vaccine cúm tái tổ hợp hóa trị bốn flublok và vaccine cúm bổ trợ hóa trị bốn fluad.

Nếu không có loại vaccine nào trong số ba loại được khuyến nghị ưu tiên trên cho những người từ 65 tuổi trở lên tại thời điểm tiêm, thì những người ở độ tuổi này nên tiêm bất kỳ loại vaccine cúm nào khác phù hợp với lứa tuổi để thay thế.

Theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, liều tiêm và lịch tiêm phòng vaccine cúm ở trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Tiêm liều 0,5 ml.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vaccine cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Vaccine cúm không có tác dụng ngay lập tức, phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng các kháng thể mới phát triển trong cơ thể và cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiễm virus cúm. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên tiêm phòng trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng.

Bảo Lâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Top