Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các cán bộ, nhân viên y tế làm gì trong căn phòng đèn sáng xuyên đêm ở CDC Cần Thơ

GiadinhNet - Trong bộ đồ bảo hộ nóng bức và ngột ngạt, mồ hôi túa ra như tắm nhưng các cán bộ của CDC Cần Thơ luôn động viên nhau cố gắng, quyết tâm vì sức khỏe cộng đồng và mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh.


Các cán bộ, nhân viên y tế làm gì trong căn phòng đèn sáng xuyên đêm ở CDC Cần Thơ - Ảnh 1.

 Làm xuyên đêm để có kết quả sớm nhất

Thời gian qua khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tất cả các cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ đã luôn là những người đi đầu trong "trận chiến", xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch nhanh chóng và hiệu quả.

Trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đã vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Đặc biệt từ ngày 9/8/2021, Cần Thơ triển khai chiến dịch xét nghiệm cộng đồng toàn thành phố với dự kiến thực hiện 894.370 test nhanh. Hiện CDC Cần Thơ là đầu mối tiếp nhận và xét nghiệm các mẫu xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố (9 quận/huyện) bao gồm: mẫu truy vết F1, F2; khu cách ly tập trung; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và các bệnh viện dã chiến; kiểm tra định kỳ cho nhân viên y tế; khu vực bị phong tỏa; các ca nghi dương tính. 

Các cán bộ, nhân viên y tế làm gì trong căn phòng đèn sáng xuyên đêm ở CDC Cần Thơ - Ảnh 2.

Cán bộ CDC Cần Thơ làm việc ngày đêm để có kết quả sớm nhất nhằm triển khai các biện pháp phòng dịch kịp thời các đối tượng liên quan đến F0.

Trung bình mỗi ngày Trung tâm nhận được 1.471 ống mẫu (bao gồm cả đơn và gộp cho khoảng 3.203 người). CDC Cần Thơ vẫn đang đảm bảo trả kết quả trong vòng 24h kể từ khi nhận mẫu. 

Tuy nhiên các đơn vị sau khi lấy mẫu chuyển về CDC thường vào chiều tối và đêm nên các cán bộ phải nỗ lực làm xuyên đêm sao cho ra kết quả sớm nhất nhằm triển khai các biện pháp phòng dịch kịp thời các đối tượng liên quan đến F0.

Để thực hiện nhiệm vụ, tòa nhà CDC Cần Thơ tại số 1 Ngô Đức Kế được thiết kế "3 tại chỗ" cho các thành viên tuyến đầu. Những "chiến sĩ" gác lại công việc riêng, hy sinh niềm vui, hạnh phúc cá nhân, tạm xa gia đình, người thân, mang bên mình "hành trang chống dịch" chỉ với 1 ba lô quần áo và quan trọng hơn hết là tấm lòng nhiệt huyết, tất cả vì sức khỏe cộng đồng. 

Những "chiến sĩ" làm công tác truy vết, điều tra dịch tễ, xét nghiệm không chỉ vất vả mà còn rất nguy hiểm khi hằng ngày phải đối mặt với SARS-CoV-2. Quá trình điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm vô cùng vất vả, khi mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. 

Tuy vậy, họ lúc nào cũng sẵn sàng lên đường khi có lệnh. Nhiều khi vừa mới kết thúc một đợt truy vết, về tới phòng mệt lả người, chưa kịp vệ sinh cá nhân thì đã có phát lệnh tiếp tục lên đường truy vết ở điểm mới.

Làm hết công suất, ngủ ngày 3-4 tiếng

Với công tác xét nghiệm, CDC Cần Thơ có 27 cán bộ, tuy nhiên chỉ có 9 cán bộ trực tiếp tham gia các công đoạn xét nghiệm SARS-CoV-2. Do thiếu cán bộ nên CDC đã đề xuất tăng cường cán bộ và đã được Sở Y tế điều động, bổ sung 9 nhân sự từ các đơn vị bệnh viện.

18 cán bộ này triển khai công tác xét nghiệm tại Labo, chia ra làm 3 kíp làm liên tục 3 ca/ngày, mỗi ca 8h. Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Phục hồi chức năng luôn sáng đèn, người ra người vào tất tả, cả ngày lẫn đêm. Những bóng áo trắng luôn luôn miệt mài bên máy móc, mẫu bệnh phẩm, bên từng số liệu. 

Ở nơi này, công việc cần sự tập trung và chính xác cao độ, nên cán bộ vào phòng xét nghiệm được chia theo ca. Nếu trực cả đêm, sáng hôm sau ê kíp đó được về nghỉ ngơi, và ê kíp khác vào thay. Nhưng thực tế, các cán bộ phòng xét nghiệm chỉ ngủ khoảng 3 - 4 tiếng, xong lại bật dậy, tiếp tục công việc khác còn đang dang dở. Vì thế dù ngày hay đêm, phòng xét nghiệm vẫn sáng đèn, và các cán bộ xét nghiệm như những chú ong cần mẫn, lặng lẽ thực hiện công tác của mình.

Các cán bộ, nhân viên y tế làm gì trong căn phòng đèn sáng xuyên đêm ở CDC Cần Thơ - Ảnh 3.

Dù cả ngày với bộ đồ bảo hộ kín mít hay những đêm dài thức trắng nhưng mỗi cán bộ, nhân viên y tế CDC Cần Thơ luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn.

Tới CDC Cần Thơ, cảm giác bầu không khí yên tĩnh nhưng trong đó là cả một bộ máy vận hành nhịp nhàng, hiệu quả. Ngoài những nhóm trên, là nhóm hoàn thiện các báo cáo dịch tễ F0: 7 người phụ trách 9 quận/huyện. Trung bình mỗi người làm 15 báo cáo/ngày, 105 báo cáo/7 người/ngày. Và họ luôn đang phải làm hết công suất vì số ca bệnh đang tăng theo chiến dịch bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Nhóm công bố ca bệnh xin cấp mã bệnh nhân có 2 người (1 người tổng hợp tất cả báo cáo trong ngày trình ký, 1 người thực hiện nhập danh sách đăng tải ca bệnh lên hệ thống để xin cấp mã bệnh nhân. Nhóm cập nhật danh sách ca bệnh hằng ngày lên phần mềm tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình dịch COVID-19 tại thành phố Cần Thơ. 

Ngoài ra, các cán bộ của CDC Cần Thơ còn phối hợp với công an, y tế và chính quyền địa phương kết hợp điều tra các trường hợp F0 đưa đi cách ly điều trị tại bênh viện, F1 đưa đi cách ly tập trung, F2 theo dõi sức khỏe tại nhà...

Dù vào tâm dịch hay ở trong phòng xét nghiệm, thì đội ngũ y tế làm công tác phòng, chống dịch vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lây nhiễm bệnh. Công việc của họ đòi hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng, nên dù cả ngày với bộ đồ bảo hộ kín mít hay những đêm dài thức trắng nhưng mỗi cán bộ, nhân viên y tế CDC Cần Thơ luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. 

Bởi việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng, góp phần nhanh chóng triển khai cách ly điều trị, truy vết, khoanh vùng… kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 lây lan ra cộng đồng. Họ vẫn đang ngày đêm bền bỉ với trách nhiệm cao nhất của người cán bộ y tế với sức khỏe nhân dân.

Tổng số nhân lực hiện có của CDC Cần Thơ hiện nay là 167 người, trong đó nhân lực Khoa Xét nghiệm là 27 người, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm là 12 người. Từ đợt dịch thứ 4 trên cả nước (ca đầu tiên xuất hiện tại Cần Thơ ngày 10/07/2021), CDC đã huy động toàn bộ nhân lực từ các khoa, phòng và sinh viên (Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Cần Thơ) tham gia công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Hà Nga - Kim Nhiên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 25 phút trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top