Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ca nghi bị chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk: Người mẹ từng bị sốt và phát ban

Thứ tư, 08:26 19/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Một bé gái 4 tháng tuổi ở huyện Krông Búk (tỉnh Đắk Lắk) vừa được phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc chứng đầu nhỏ. Trước đó, khi mới chào đời, gia đình và bệnh viện cho rằng bé bị dị tật bẩm sinh với vòng đầu nhỏ hơn hẳn trẻ em bình thường, gương mặt cũng có những đặc điểm điển hình của trẻ mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika.

Để phát hiện chứng đầu nhỏ, thai phụ nên đi siêu âm ở tuần thai thứ 16 để làm số liệu “đầu vào” so sánh với những lần siêu âm tiếp theo. Ảnh minh họa.
Để phát hiện chứng đầu nhỏ, thai phụ nên đi siêu âm ở tuần thai thứ 16 để làm số liệu “đầu vào” so sánh với những lần siêu âm tiếp theo. Ảnh minh họa.

Địa bàn có diễn biến bệnh sốt xuất huyết phức tạp

Sau 5 lần xét nghiệm bằng hai phương pháp trong thời gian cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, kết quả cho thấy người mẹ 23 tuổi đã từng nhiễm virus Zika. Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), điều tra tiền sử cho thấy thời gian mẹ bé mang thai ở tháng thứ 3 và thứ 6 có sốt và phát ban. Huyện Krông Búk, nơi hai mẹ con bé sinh sống là địa bàn có sự lưu hành và diễn biến của dịch sốt xuất huyết rất phức tạp thời gian qua. Toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận trên 10.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Còn huyện Krông Búk có 299 ca bệnh sốt xuất huyết tại 7/7 xã với 20 ổ dịch, tăng gấp 4 lần so với cùng thời điểm năm 2015. Trong khi loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cũng chính là “nguồn cơn” của đường truyền virus Zika.

Hiện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang phối hợp với phòng xét nghiệm của ĐH Nagasaki Nhật Bản tiến hành các xét nghiệm virus học. Nếu kết quả tương tự lần thứ nhất đã được xét nghiệm, đây sẽ là ca bệnh mắc chứng đầu nhỏ liên quan virus Zika đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.

Bộ Y tế cho biết, chứng đầu nhỏ có thể ghi nhận tại 1-10% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén. Tuy vậy chứng đầu nhỏ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm virus (rubella…), vi khuẩn (giang mai...), ký sinh trùng (toxoplasma…), nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khẳng định có mối liên quan giữa virus Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh.

Theo BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), dù chưa có kết quả xét nghiệm cuối cùng, nhưng em bé ở Đắk Lắk có những đặc điểm điển hình của một em bé mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika, với lát cắt đứng dọc vùng đầu có dấu hiệu trán vẹt, dốc trán hẹp, thùy trán nhỏ. Đó là bởi virus Zika rất “ưa” vùng thùy trán của thai nhi. Đây là bộ phận đầu tiên trong cấu trúc não của thai bị virus Zika tấn công. Hiện nay em bé đã được 4 tháng tuổi, chứng tỏ, ít nhất bé đã bị nhiễm virus Zika từ trong bụng mẹ, tức là phải cách đây khoảng 5 tháng (khoảng tháng 5/2016, khi đó, Việt Nam đã phát hiện được 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên tại Khánh Hòa và TPHCM). Bởi nếu thai phụ nhiễm virus Zika sau tuần thai thứ 35, virus Zika không gây hậu quả nặng nề đến thế.

BS Anh Tuấn phân tích: “Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ nhiễm bất kỳ virus gì (cúm, rubella…) cũng có thể gây ra dị tật, dị dạng cho thai nhi. Dị dạng này không phân biệt được nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, nếu sau 12 tuần, thai phụ nhiễm virus Zika, thì virus này có khả năng xâm nhập, “ngấm” vào thai nhi, phá hủy tế bào não em bé. Hậu quả là thai của bà mẹ mắc Zika không phát triển được tổ chức não dẫn đến teo não, đến lượt cấu tạo xương vòm sọ do tổ chức não bị teo nên cũng không phát triển được tạo ra tật đầu nhỏ. Điều này có nghĩa là, đầu nhỏ chỉ là “hiện tượng”, bản chất của nó là não bị teo”.

Phụ nữ nên đi siêu âm ở tuần thai thứ 16

Theo BS Tuấn Anh, trước những diễn biến phức tạp của bệnh do virus Zika, để chủ động phát hiện những trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ngay từ trong bào thai, hiện Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã đưa ra bộ câu hỏi cơ bản về Zika để khảo sát thai phụ khi đến khám tại Khoa. Qua khảo sát cho thấy, 1/3 thai phụ gần như chưa biết gì về bệnh này, số còn lại chỉ “bập bõm” biết về Zika, hầu hết đều nghĩ rằng Zika gắn liền với chứng đầu nhỏ và phải hủy thai nếu mắc phải virus này. BS Anh Tuấn khẳng định: “Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm virus Zika đều sinh ra trẻ mắc chứng đầu nhỏ. Không phải tất cả sẽ buộc phá bỏ thai hay đình chỉ thai nghén ngay lập tức nếu thai phụ mắc Zika”.

Là bác sĩ đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Siêu âm sản phụ khoa thế giới tổ chức tại Roma (Italia) vừa qua, BS Anh Tuấn thông tin, tại Hội nghị này, các chuyên gia quốc tế đồng thuận khuyến cáo rằng, nên bắt đầu siêu âm cho các thai phụ ở tuần thai thứ 16, không nên sớm hơn. “Trong quý đầu của thai, cấu trúc hộp sọ chưa hình thành xong, trên hình ảnh siêu âm chưa phát hiện ra, siêu âm lúc này không có ý nghĩa. Khi siêu âm từ 16 tuần, cấu trúc hộp sọ đã rõ ràng, số liệu đo được không quá sai lệch, kết quả siêu âm sẽ dùng để làm căn cứ phát hiện chứng đầu nhỏ”, BS Anh Tuấn giải thích thêm. Cũng theo khuyến cáo tại Hội nghị, nếu nghi ngờ trẻ mắc tật đầu nhỏ nên lặp lại siêu âm 2 tuần/lần để đánh giá mức độ bệnh, có thái độ xử lý kịp thời. Nếu không nghi ngờ nên theo dõi 4 tuần/lần.

BS Anh Tuấn cho biết, tại Thái Lan - nơi có 25 thai phụ mắc Zika, với hai trẻ sơ sinh bị chứng đầu nhỏ do virus này - Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc xét nghiệm virus Zika miễn phí cho tất cả thai phụ. Tại Việt Nam, vì chương trình xét nghiệm virus Zika chưa phổ cập nên siêu âm được coi là phương tiện đầu tay, cơ bản. Do siêu âm có thể lặp lại nhiều lần nên giúp theo dõi tốt, đánh giá nhanh khả năng thai nhi bị chứng đầu nhỏ ở bà mẹ mắc Zika.

Theo BS Anh Tuấn, nếu thai phụ quá lo lắng và có điều kiện, nên đến bệnh viện chuyên ngành để kiểm tra. Hiện Khoa Chẩn đoán hình ảnh đang tiến hành chương trình sàng lọc, trong đó kết quả siêu âm của sản phụ được lưu trữ trong hệ thống lưu trữ của bệnh viện để làm cơ sở tra cứu, so sánh trong những lần thai phụ đi siêu âm tại Khoa.

Hiện nay, nhiều bà mẹ đi siêu âm không chỉ mỗi nơi một lần, mà kết quả siêu âm thai lần nào biết lần đó, không có liên thông giữa những lần thăm khám điều này gây khó khăn cho nhận định kết quả. Đặc biệt, trong chứng đầu nhỏ nếu không có so sánh giữa những lần siêu âm sẽ khó biết tiến triển của bệnh, kết luận đưa ra khập khiễng và thậm trí không chuẩn, do đó, phải có dữ liệu “đầu vào” để so sánh.

BS Anh Tuấn khuyến cáo: “Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ tiến hành khảo sát và đưa ra “hằng số sinh lý trên siêu âm của trẻ Việt Nam”. Khi chưa có chuẩn chung, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh sự phát triển của trẻ với chính đứa trẻ đó qua từng lần siêu âm. Ví dụ, mỗi tuần, trung bình đầu thai nhi tăng khoảng 3mm. Nếu sau 2 tuần siêu âm lại, đầu không tăng được 6mm, đây là điểm cần lưu ý. Chúng tôi khuyên các thai phụ nên đi khám càng sớm càng tốt, bắt đầu từ 16 tuần và nhất thiết phải lưu trữ số liệu này để làm căn cứ so sánh, đối chiếu cho những lần siêu âm tiếp theo, dù chưa có dấu hiệu gì về việc nhiễm virus Zika hay chứng đầu nhỏ. Bởi chứng đầu nhỏ diễn tiến dần dần, không phải mẹ mắc Zika là con đầu nhỏ ngay lập tức”.

Hiện nay, mỗi bà mẹ mang thai khi siêu âm thường được tiến hành khoảng 5-6 thông số cho siêu âm 2D. Để giúp phát hiện, chẩn đoán thai nhi mắc chứng đầu nhỏ, các bác sĩ siêu âm sẽ bổ sung thêm nhiều thông số khác, như đo thêm chu vi vòng đầu, đo chu vi bụng, đo đường kính chẩm trán... Được biết, việc đo “bổ sung” này không làm tăng thêm chi phí của bệnh nhân.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top