Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cả làng thấp bé, chứ mình em đâu!" (1)

Thứ sáu, 08:38 28/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong 35 năm qua, người Việt dù cao thêm 4 cm song hiện vẫn thuộc tốp thấp nhất khu vực châu Á, thua cả người Nhật.

“Hôm qua cho con đi nghe phổ biến nội quy và tập dượt khai giảng mà thấy giật mình. Thấy nhiều đứa lít nhít chạy ở sân trường tưởng nhà ai đưa con đi khai giảng cho em bé đi cùng. Hỏi ra mới biết, hóa ra đều là các bạn cùng khóa “đại học chữ to” với con mình. Sao giờ nhiều đứa bé thế!” – chị  Ngọc Hiên (ngõ 20 đường Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ sau buổi đưa con đến trường chuẩn bị khai giảng.

Kê gối vào mông mới ngồi viết được

Câu chuyện của chị Hiên được chia sẻ trên Facebook của mình được rất nhiều bà mẹ bình luận. Một số người cho rằng con mình nhìn cao lớn so với các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận ra, số trẻ này không nhiều so với bề mặt chung của cả lớp. Trong lớp vẫn có những trẻ khá thấp bé so với các bạn khác.

Bà mẹ có nickname “Gấu biển” cho biết, hai hôm trước đón con ở cổng trường thấy mấy tốp “kin kin” líu ríu đi ra liền hỏi: “Có bạn nào học lớp 2A không, cho cô hỏi lớp đấy đã tan chưa” thì mấy đứa đáp: “Cô ơi, con học lớp 4, lớp 2 ở tầng dưới vẫn chưa được về ạ”. Một phụ huynh cũng chờ con tan học cười nói: “Lớp 4 mà như cái kẹo mút dở, trẻ con thành phố được ăn uống tốt mà còn thế này thì không hiểu ở nông thôn, miền núi, những vùng khó khăn không biết bọn trẻ bé thế nào?”.

Cô Nguyễn Thị Chiều, giáo viên lớp 1,Trường tiểu học Cát Linh, Hà Nội cho biết, cô là người năm nào cũng đón các bé bước vào bậc tiểu học. Một số cháu khá lớn, nhìn qua tưởng học lớp 2, lớp 3 với cân nặng khá “khủng”, nhưng cũng có nhiều cháu nhỏ bé. Thậm chí, có học trò được cô cho ngồi bàn đầu nhưng vẫn phải kê thêm gối dưới mông mới có thể viết được. Cô Hoàng Lan, giáo viên tiểu học ở Kiến An, Hải Phòng thì cho hay, trong lớp 3 cô dạy có khoảng 20% trẻ phát triển hơn so với các bạn cùng tuổi, gần 30% trẻ thấp, số còn lại có chiều cao tương đương nhau.

Mặc dù đã được cải thiện, nhưng chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trên thế giới. 	
Ảnh: Chí Cường
Mặc dù đã được cải thiện, nhưng chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trên thế giới. Ảnh: Chí Cường

Nói về chuyện con cao hay thấp, một bà mẹ có nickname “LanthiLe” thì lại cho rằng: Các mẹ không nên quá lo lắng chuyện con cao hay thấp vì trẻ con còn phát triển, mỗi năm mỗi khác, quan trọng nhất là khỏe mạnh. “Con mình không cao nhưng xung quanh các bạn nó cũng “xêm xêm” thì sao phải lo. Ngày trước lớp 12 của mình có 3 bạn nam bé nhất lớp, chỉ cao khoảng 1m50 là cùng, thế mà sau kỳ thi tốt nghiệp 3 tháng gặp lại nhau thì không thể tin nổi, cứ như là “thổi ống đu đủ”: Một đứa cao hơn 1m8, đứa cũng 1m65, bọn mình cứ trêu là “uống nhầm bột nở”. Đừng quá  lo lắng, thoải mái tư tưởng là lớn hết”.

Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng, câu chuyện này khá hiếm, vì thể lực và chiều cao của một đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ không thể “hên xui” như vậy được.

Bữa ăn đã được cải thiện, sao trẻ vẫn lùn?

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, chế độ dinh dưỡng cho trẻ được bố mẹ đầu tư nhiều hơn. Trẻ trong những gia đình có kinh tế khá giả được ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa… nhiều hơn những thế hệ trước. Nhưng rõ ràng, bằng cảm quan và bằng cả thực tế vẫn có nhiều trẻ bé hơn so với các bạn cùng lứa tuổi của mình.

Nhiều ông bố, bà mẹ tìm đủ mọi cách để ép con ăn nhưng cân nặng và chiều cao của “cục cưng” vẫn “lẹt đẹt”. Anh Thế Dũng (ở Hà Đông – Hà Nội) thì tự trào: “Mình đã phải hy sinh đời bố để củng cố đời con, cố gắng cày cuốc cho con ăn ngon, mặc ấm không kém ai mà con vẫn như cái kẹo. Đưa con đến trường, gặp vài cháu kéo cái cặp mà xiêu xiêu vẹo vẹo. Thấy cả làng “nhiều thằng thấp bé chứ mình em đâu” nên cũng đỡ “cay”(!?).

Theo kết quả của Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2010, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 13,1cm, trong khi chiều cao trung bình của nữ là 153 cm, thấp hơn tiêu chuẩn 10,7cm. Ước tính hiện nay, chiều cao trung bình của nam là 164,4 cm, nữ là 153,4 song các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng với chiều cao này, việc đạt sức vóc như đề án đặt ra là rất khó. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, dù kinh tế đã có sự cải thiện đáng kể, bữa ăn hàng ngày đã đầy đủ hơn, song người Việt hiện nay vẫn không cao hơn thế hệ cha chú bao nhiêu.

Năm 2014, Viện Dinh dưỡng Quốc gia điều tra và công bố những kết quả đáng giật mình: 1/6 trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân; 1/4 trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi. Trong 35 năm qua, người Việt dù cao thêm 4 cm song hiện vẫn thuộc tốp thấp nhất khu vực châu Á, thua cả người Nhật. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hiện nay, chiều cao trung bình của người Việt đã kém hơn người Nhật  tới 8cm.

 

* Việt Nam đã thể hiện quyết tâm, nỗ lực nâng cao tầm vóc của người dân lên gần 5cm trong vòng 15 năm nữa. Tuy nhiên, đây sẽ là một bài toán khó, khi mà Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 với 6.000 tỉ đồng đã qua được 5 năm song vẫn đang “giậm chân tại chỗ”…

* Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 với mục tiêu cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam là: Đối với nam 18 tuổi, năm 2020 có chiều cao trung bình 167cm và đến năm 2030 chỉ số này là 168,5cm; Đối với nữ 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình là 156cm và đạt 157,5cm vào năm 2030; Đồng thời nâng sức bền người Việt thể hiện ở lực bóp tay, thời gian chạy các cự ly trung bình…

(Còn nữa)

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top