Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bước đột phá kỹ thuật mới điều trị ung thư giúp người bệnh có cơ hội sống nhiều hơn

Thứ hai, 14:35 24/12/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bước đột phá trong kỹ thuật và ứng dụng trong điều trị ung thư đang giúp người bệnh ung thư có cơ hội sống nhiều hơn.


Kỹ thuật mới trong điều trị giúp người bệnh có cơ hội hơn. Ảnh TL

Kỹ thuật mới trong điều trị giúp người bệnh có cơ hội hơn. Ảnh TL

Các chuyên gia y tế cho rằng, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đứng trước các nguyên nhân tử vong do tim mạch, đột quỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính,... Các loại ung thư hàng đầu hay gặp ở nữ giới hiện nay là vú, cổ tử cung, tuyến giáp. Ở nam giới, ung thư phổi, dạ dày, gan, thực quản,... cũng là các loại ung thư dễ mắc nhất.

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chủ yếu do chế độ ăn uống, thuốc lá, nhiễm khuẩn, hoạt động sinh dục,... Hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng giảm đi ở Mỹ, Nhật và Châu Âu, nhưng đang tăng ở các nước đang phát triển.

Làm thế nào điều trị ung thư hiệu quả là vấn đề mà người bệnh cũng như cả xã hội quan tâm. Chính vì vậy, những kỹ thuật mới trong điều trị sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.

Tại Hội nghị “Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị” do BVĐK Medlatec mới tổ chức, PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, cho biết, trong lịch sử y học điều trị ung thư đã trải qua nhiều hình thức như phẫu trị, xạ trị, hóa trị, nhưng các phương pháp điều trị này có thể tạm thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu được tạo ra trong tủy xương.

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, phương pháp điều trị ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch lan vào tủy xương. Trong đó, tủy xương có giá trị tạo ra các tế bào máu giúp chống nhiễm trùng: bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, nhưng nó cũng có thể xảy ra với các bệnh ung thư khác. Ung thư có thể ngăn chặn tủy xương tạo ra tế bào máu.

Trước sự gia tăng nhanh chóng của bệnh ung thư, các nhà khoa học trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu các phương pháp mới để mang đến những thành tựu kỳ diệu cho loài người. Bằng chứng là từ năm 2018, Nobel Y học trao giải cho các đề tài nhà khoa học James Allison (Hoa Kỳ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) với những khám phá quan trọng về Miễn dịch Ung thư.

PGS Nghị cho biết, liệu pháp miễn dịch là hình thức tăng cường khả năng nhận biết và loại bỏ các tế bào ung thư. Đây là nguyên lý mới cho liệu pháp miễn dịch, được ví như tháo bỏ chiếc phanh kìm hãm tế bào T, để giải phóng hệ miễn dịch có thể tấn công tế bào ung thư. Với trị liệu bằng nguyên lý mới của liệu pháp miễn dịch, dấu hiệu ung thư đã biến mất ở nhiều loại ung thư.

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh có thể từ 40% lên 90%, GS Đoàn Hữu Nghị khuyến cáo: Cần phối kết hợp chẩn đoán sớm, điều trị đa mô thức và nghiên cứu. Đồng thời, ông nhấn mạnh miễn dịch được ứng dụng rộng khắp trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị khỏi ung thư.

Với giá trị được ứng dụng rộng khắp trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị khỏi ung thư, liệu pháp miễn dịch đã nhanh chóng chứng minh được ưu điểm và tiềm năng để trở thành một “trụ cột” mới trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, để điều trị an toàn, hiệu quả cho người bệnh, việc không ngừng nghiên cứu vẫn là những thách thức của các nhà khoa học toàn thế giới.


Các chuyên gia báo cáo tại Hội nghị ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị . Ảnh TG

Các chuyên gia báo cáo tại Hội nghị ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị . Ảnh TG

Nền y học trong nước, quốc tế đã và đang phát triển không ngừng để tạo ra những điều kỳ diệu trong nâng cao chất lượng sống cho người bệnh cũng như tầm soát, phát hiện sớm bệnh. Cũng tại hội nghị này, bài báo cáo “Vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán Y khoa” (Role of MRI in Diagnostics) do Dr. Niketa Chotai - MBBS, MD, FRCR (UK), FUOT (Cannada) - Chuyên gia tư vấn Chẩn đoán hình ảnh, Radlink hàng đầu của Singapore đã giúp các Giáo sư, Chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh, Ung bướu trong nước và quốc tế nắm thêm kỹ thuật mới để tầm soát sớm ung thư và những liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả hiện nay.

Chụp cộng hưởng (hay còn gọi MRI) là bước tiến vượt bậc trong ngành chẩn đoán hình ảnh, hiện được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn hàng đầu để tăng khả năng phát hiện bệnh sớm, từ đó nâng cáo hiệu quả chẩn đoán và theo dõi bệnh sau điều trị.

Kỹ thuật MRI sử dụng một từ trường mạnh (Bo) và hệ thống phát các xung có tần số vô tuyến (RF: radio frequancy) để điều khiển hoạt động điện từ của hạt nhân nguyên tử, mà cụ thể là nhân nguyên tử hydro của cơ thể, nhằm bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu có tần số vô tuyến. Các tín hiệu này sẽ được một hệ thống thu nhận và xử lý điện toán để tạo ra hình ảnh của bệnh nhân vừa đưa vào từ trường đó.

Bác sỹ Niketa Chotai phân tích, ưu điểm vượt trội của kỹ thuật MRI là không bị nhiễm xạ nên an toàn cho người bệnh. Hệ thống MRI mới không có tiếng ồn nên tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bệnh nhân. Những ưu điểm khác như độ phân giải tốt, áp dụng cho hầu hết các bộ phận cơ thể, có thể thực hiện được ở nhiều hướng cắt khác nhau, có nhiều chuỗi xung khác nhau cho phép tiếp cận tới gần bản chất mô học của tổn thương…

Hệ thống MRI được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán, theo dõi và phát hiện sớm tất cả khối u, các bệnh lý khác ở các tạng trong ổ bụng như gan, tụy, đường tiêu hóa; sọ não; cột sống; cơ xương khớp; toàn thân; thai nhi,…

P.T

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 7 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top