Hà Nội
23°C / 22-25°C

BS Hoàng Công Lương khai không biết nguyên tắc phải xét nghiệm chất lượng nước RO sau khi bảo dưỡng hệ thống

GiadinhNet - Đầu phiên tòa chiều nay, phiên tòa sơ thẩm xử vụ chạy thận làm 8 người chết ở Hòa Bình tiếp tục diễn ra với phần hỏi đáp.

Chiều nay 15/5, TAND TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo gồm: Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh), Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư, trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình) và BS Hoàng Công Lương (Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hòa Bình) liên quan đến sự cố chạy thận khiến 8 người tử vong tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, xảy ra vào ngày 29/5/2017.

16h15: Sau khi xét hỏi bị cáo Hoàng Công Lương, tòa kết thúc phiên xét hỏi chiều nay. Dự kiến sáng mai tòa sẽ tiếp tục làm việc.

Mở lại phiên xét xử BS Hoàng Công Lương: Luật sư gay gắt đề nghị triệu tập ông Trương Quý Dương Mở lại phiên xét xử BS Hoàng Công Lương: Luật sư gay gắt đề nghị triệu tập ông Trương Quý Dương

GiadinhNet - Ông Trương Quý Dương - Nguyên giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình tiếp tục vắng mặt trong phiên toà này dù được mời đến trong vai trò là người có liên quan.

15h40:Tòa xét hỏi của bị cáo Hoàng Công Lương

Bị cáo Lương khai: Khoảng 7h sáng 29/5/2017, bị cáo Lương cùng 2 bác sĩ khác có mặt tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, điều dưỡng Đỗ Thị Điệp thông báo cho mọi người là bên vật tư đã bảo dưỡng sửa chữa, bàn giao hoạt động bình thường.

Sau đó điều dưỡng Hậu sang khởi động hệ thống nước RO báo chỉ số hoạt động bình thường. Tất cả mọi người trong Đơn nguyên đi làm công việc của mình.

Sau đó, 3 bác sĩ phân chia nhau 3 buồng bệnh đi khám và kiểm tra bệnh nhân ở buồng bệnh xem đủ điều kiện lọc máu không, rồi bị cáo Lương ra lệnh lọc máu cho bệnh nhân.

Khoảng 30-45 phút sau, xuất hiện đồng loạt 18 bệnh nhân triệu chứng bất thường: Tức ngực, khó thở, ngứa, đau bụng buồn nôn, tiêu chảy. Ngay lập tức cho dừng lệnh. Sau đó, xử trí cấp cứu bệnh nhân theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

15 phút sau cấp cứu, bệnh nhân tái phát thì bị cáo Lương và các bác sĩ hội ý phân loại bệnh nhân. Những bệnh nhân nhẹ thì giữ lại theo dõi, còn những bệnh nhân khác nặng hơn thì hộ tống lên khoa Hồi sức tích cực để theo dõi tiếp. Trong quá trình cấp cứu, khi phát hiện triệu chứng bất thường đã bảo lãnh đạo khoa và các bác sĩ khác kịp thời xuống hỗ trợ cấp cứu.

Lúc này, bị cáo Lương được lãnh đạo khoa phân công sang BV TP Hoà Bình tiếp tục lọc máu cho các bệnh nhân được chuyển sang. Trong quá trình ở bên đó, bị cáo Lương có nhận thông tin lần lượt các bệnh nhân nặng có diễn biến bất thường rồi tử vong. Sau khi lọc máu cho 10 bệnh nhân ở BV TP Hoà Bình, tối 29/5, bị cáo cùng các nhân viên ở BVĐK tỉnh hoà Bình hộ tống các bệnh nhân còn lại xuống BV Bạch Mai điều trị tiếp.

Bị cáo Lương cho biết, đơn đề xuất ngày 20/4/2017 là do phòng Vật tư đề xuất, bị cáo Lương và điều dưỡng Nguyễn Thị Hằng ký vào đề xuất này với tư cách là người xác nhận trang thiết bị tại Đơn nguyên bị hỏng cần sửa.

Toà hỏi: Sau khi sửa chữa bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước, bị cáo Sơn khai là bàn giao lại cho đơn nguyên thận, trực tiếp là chị Hằng?

Bị cáo Lương bổ sung thêm là: Những bàn giao hành chính như thế thì điều dưỡng hành chính, điều dưỡng trực là người nhận. Ngày 28/5 là điều dưỡng Điệp trực, nhận bàn giao máy.

Toà hỏi: Khi nhận bàn giao, chị Điệp có thông tin cho bị cáo việc đã nhận lại máy sau khi sửa chữa, bảo dưỡng không? Bị cáo Lương khai: Điều dưỡng Điệp có thông báo .

Toà hỏi: Bị cáo Sơn, Quốc đã khai, trình bày nguyên tắc sau khi sửa chữa bảo dưỡng xong, phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm, xác định chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn, bị cáo có đươc biết về nguyên tắc này không? Bị cáo Lương khai không được biết.

15h00: HĐXX tiếp tục phần xét hỏi, thẩm vấn bị cáo Trần Văn Sơn (cán bộ phòng Vật tư, BVĐK tỉnh Hoà Bình). Bị cáo Sơn cho biết trong phần khai báo của bị cáo Bùi Mạnh Quốc có nhiều điểm khiến bị cáo này không đồng ý.

“Ngày 28-5-2017, khi bị cáo đến bệnh viện, anh Quốc đã thực hiện sửa chữa vì trước đó, khoảng 9h30 anh Quốc gọi điện cho bị cáo báo là đã đến viện nhưng vì bị cáo chưa đến viện nên bị cáo gọi chị Hằng. Chị Hằng lại gửi số chị Điệp trực, bị cáo thông báo cho chị Điệp là có người của công ty Thiên Sơn đến sửa chữa nhờ chị Điệp mở cửa, sau đó bị cáo đến thì anh Quốc đã thực hiện sửa chữa” – bị cáo Sơn nói.

Bị cáo Sơn cho rằng dù đã biết bị cáo Quốc từ năm 2013 nhờ sự giới thiệu của giám đốc Công ty Thiên Sơn là ông Đỗ Anh Tuấn, khi nhận thông báo là có người tên Bùi Mạnh Quốc lên sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước RO ngày 28/5/2017, bị cáo Sơn không biết bị cáo Quốc đã sang công ty Trâm Anh làm.

Bị cáo Sơn có báo cáo lại trưởng phòng Vật Tư (ông Trần Văn Thắng) và điều dưỡng Hằng (ở đơn nguyên thận nhân tạo) việc công ty Thiên Sơn 28/5 cho người đến bệnh viện sửa chữa hệ thống nước RO. Lý do báo cáo chị Hằng vì chị này là người phụ trách mục thiết bị, bị cáo thường xuyên làm việc với chị Hằng này.

Trước khi tiến hành sửa chữa bảo dưỡng, việc đề xuất là do khoa Hồi sức tích cực, đơn nguyên lọc máu do người ký BS Hoàng Công Lương và điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hằng đề xuất.

Bị cáo Sơn cho biết, Ttrước khi một đơn vị đến bảo dưỡng, quy trình thủ tục hành chính phải đảm bảo: Sau khi có đề xuất, bị cáo sẽ xuống lập biên bản bàn giao tình trạng thiết bị, lấy chữ ký trưởng phòng vật tư, chữ ký đại diện khoa Hồi sức tích cực, cụ thể ngày 28/5 là BS Lương được giao phụ trách và điều dưỡng Hằng.

Sau khi sửa chữa xong, tất cả mọi lần sửa chữa đều báo cáo lại cho Trưởng phòng vật tư BVĐK tỉnh Hoà Bình là ông Trần Văn Thắng.

Bị cáo có gọi điện cho chị Đỗ Thị Điệp, báo anh Quốc đã sửa xong hệ thống nước và đề nghị chị Điệp khoá cửa. Việc thông báo này theo bị cáo Sơn là kết thúc công việc sửa chữa, còn không thông báo việc này có được sử dụng hay không.

Toà hỏi: Có việc bị cáo nói "anh Quốc đã sửa chữa, bảo dưỡng xong ngày mai có thể sử dụng được" có đúng không? Bị cáo Sơn nói là không nhớ.

Theo quy trình, bị cáo nhận bàn giao từ công ty sửa chữa, từ đó bàn giao lại cho khoa. Tức là bị cáo được thay mặt cho khoa nhận bàn giao hệ thống sau khi sửa chữa bảo dưỡng? Hay là giao cho trưởng phòng vật tư từ đó mới giao cho bị cáo rồi bị cáo giao cho người quản lý sử dụng?

Bị cáo Sơn nói được lãnh đạo giao cho trách nhiệm thực hiện nhận bàn giao các thiết bị từ các đơn vị sửa chữa bảo dưỡng.

Trong việc sửa chữa, ở khoa Hồi sức tích cực, đơn nguyên thận nhân tạo, với thiết bị ở đây là có trách nhiệm chứng kiến, kiểm đếm, kiểm tra.

Toà muốn làm rõ quy trình từ nhận đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng và quy trình ngược sau khi sửa xong.

"Sau khi sửa xong, bị cáo sẽ bàn giao lại cho khoa, trực tiếp cho Đơn nguyên thận nhân tạo" - bị cáo Sơn nói.

Tức là về trách nhiệm, người sẽ nhận lại là điều dưỡng (chị Hằng) được giao nhiệm vụ nhận hệ thống lọc nước đã sửa. Từ trước tới nay đều bàn giao trực tiếp cho chị Hằng ký và nhận.

"Ngày 28/5, bị cáo chưa bàn giao lại" - bị cáo Sơn nói.

Bị cáo Sơn trả lời câu hỏi về nhận thức hành vi của mình: "Trong sự việc xảy ra ngày 29/5/2017, rất có lỗi trong trách nhiệm công việc, bị cáo đã không có mặt ở đó để xảy ra. Còn có lỗi của bị cáo hay không thì nhờ đến HĐXX" - bị cáo Sơn nói.

Bị cáo Quốc khai: Sáng 29/5 khi bị cáo này đến đơn nguyên thận nhân tạo thì hệ thống này được chạy, lúc này, bị cáo Sơn chưa có mặt tại Đơn nguyên thận nhân tạo. Tới 7h30 bị cáo Sơn mới xuống đơn nguyên Thận nhân tạo một mình. Việc xuống này của bị cáo Sơn không nhớ có phải do bị cáo Quốc bảo xuống hay không.

Việc lấy mẫu nước đi xét nghiệm đã được thống nhất từ trước vì đây là công việc phải làm, Ngày 29/5 chưa lấy nước đi xét nghiệm. Sáng 29/5 xuống Đơn nguyên thận để lấy mẫu nước. Nhưng khi xuống đó, hệ thống đã hoạt động, có mặt bị cáo Quốc ở đơn nguyên thận. Sau đó, hai bị cáo vào phòng chứa hệ thống có chứa nước. thống nhất chiều 29/5 sẽ lấy mẫu nước.

Sau khi đó, bị cáo Sơn có trao đổi bị cáo Quốc là chưa lấy mẫu nước. "Về nguyên tắc, bị cáo là cán bộ được phân công phụ trách thiết bị, vật tư ở Đơn nguyên này, việc lấy mẫu nước, xét nghiệm mẫu nước là trách nhiệm, nhưng có yêu cầu bắt buộc hay không thì không biết" - bị cáo Sơn khai.

Những lần trước bị cáo Sơn cho biết chưa từng đi lấy mẫu nước."Bị cáo không dược ai hướng dẫn, khuyến cáo, văn bản nào bắt buộc làm xét nghiệm nước sau mỗi lần sửa chữa, bảo dưỡng" - bị cáo Sơn nói.

Bị cáo Quốc lại cho rằng, những lần trước phải lấy mẫu nước sau khi sửa chữa, nhưng bị cáo Sơn cho rằng, trong các báo giá, thủ tục hợp đồng thì không có ghi trong đó có làm xét nghiệm mẫu nước.


Các bại cáo tại phiên tòa sáng nay.

Các bại cáo tại phiên tòa sáng nay.

14h20: HĐXX tiếp tục làm việc với phần hỏi đáp.

Bị Cáo Bùi Minh Quốc trình bày: Ngày 28/5 bị cáo nhận được yêu cầu từ phía Công ty Thiên Sơn về việc lên BVĐK tỉnh Hoà Bình để thực hiện thay thế bảo dưỡng hệ thống lọc RO tại đơn nguyên thận nhân tạo. Theo bị cáo Quốc vào thời điểm xảy ra vụ việc, giữa Công ty của Quốc và Công ty Thiên Sơn chưa hề ký kết hợp đồng mà chỉ là thảo thuận báo giá công việc theo yêu cầu từ phía Thiên Sơn.

Bị cáo Quốc cũng cho biết anh ta thực hiên việc này nhiều lần (từ năm 2013). Khi lên BVĐK tỉnh Hoà Bình anh ta chỉ gặp gỡ, tiếp xúc với bị cáo Nguyễn Văn Sơn (bộ phận Vật tư BV) ngoài ra không gặp ai khác.

Bị cáo Quốc thừa nhận, sau khi sửa chữa đã gọi bị cáo Sơn và nói :”anh đã thay thế và tiệt trùng đường ống số 2 xong rồi, chú xuống khoá cửa sáng mai anh vào lấy mẫu nước sau”.

Lý giải việc lấy mẫu chậm trễ bị cáo Quốc cho rằng do đó là ngày chủ nhật nên không đủ người chứng kiến, niêm phòng mẫu nước để đi xét nghiệm.

Chủ toạ hỏi sáng 29/5 có tiến hành lấy mẫu nước không? Bị cáo Quốc trả lời: “khoảng hơn 7h 30 ngày 29/5 có đến để lấy mẫu nước tuy nhiên đã thấy máy đã chạy nên hỏi chị Hằng (điều dưỡng): Sao không để em lấy mẫu nước xong mới chạy”. Hằng trả lời :“ không thấy ai bảo gì” nên đã gọi điện cho Sơn.

Chủ toạ phiên toà truy: thấy việc không lấy được mẫu nước thì bị cáo phải ngăn cản việc cho máy chạy chứ? Bị cáo Quốc thừa nhận : “đó là lỗi của bị cáo”.

HĐXX hỏi về hợp đồng đề ngày 25/5: bị cáo Quốc cho biết mình không được đọc hợp đồng. Theo bị cáo thì hợp đồng thực chất được ký ngày 29/5.

Chủ toạ lại hỏi: bị cáo Sơn cho đứng ở đó chỉ cho bị cáo công việc không? Bị cáo Quốc cho biết : sáng 28/5 khi đến bị cáo Sơn có ở đó và kiểm tra các hạng mục thay thế. Chiều đến chỉ cho các đầu van hỏng để thay thế.

Liên quan đến các hoá chất được sử dụng để xử lý hệ thống RO, bị cáo Quốc khai nhận đã dùng Axit HS và HCL tỉ lệ 5%. Số hoá chất này được Quốc mua tại công ty chuyên kinh doanh hoá chất.

Số hoá chất này là hoá chất dùng thừa từ tháng 2/2017 để tại phòng xử lý nước (BVĐK tỉnh Hoà Bình). Ngoài ra bị cáo Quốc có mang thêm 20lít dung dịch da – ven để tiệt trùng.

Chủ toạ hỏi: sau khi vệ sinh xong thì phải làm gì để không còn tồn dư hoá chất? Bị cáo Quốc đáp: sau khi sục rửa hệ thống RO thì dùng nước để sục rửa lại khoảng 3h đồng hồ. Theo dõi chỉ số an toàn qua máy.

Khi được hỏi về việc có quy trình nào cụ thể về việc này hay không thì bị cáo Quốc nói : “không có quy trình nào”. Việc làm này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ những lần làm trước và kết quả sau cùng.

Theo bị cáo Quốc thì bị cáo không biết là hai hoá chất trên bị cấm dùng trong y tế. Mọi việc đều làm theo kinh nghiệm và chỉ dẫn của người khác (khi còn đi làm tại 1 công ty xử lý nước).

Khi được hỏi có nhận thức được việc làm của mình hay không? Bị cáo Quốc thừa nhận có nhận thức được hậu quả của việc làm trên là rất nghiêm trọng. Khi bị truy tố bị cáo thấy rất ân hận.

Tại phiên tòa sáng nay, 3 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Bác sĩ Hoàng Công Lương (Khoa hồi sức tích cực - đơn nguyên thận nhân tạo) và ông Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng vật tư, trang thiết bị y tế của bệnh viện) bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty Trâm Anh) bị đưa ra xét xử về tội vô ý làm chết người.

HĐXX phiên sơ thẩm có 5 người. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Nghiêm Hoài Anh - phó chánh án TAND TP Hòa Bình.

8h thư ký phiên tòa bắt đầu điểm danh sự có mặt của các bị cáo cùng những người có quyền, nghĩa vụ liên quan được tòa triệu tập.

Thanh Phong - Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Pháp luật - 4 giờ trước

Lực lượng chức năng phạt tiền 15 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng với tài xế xe limousine điều khiển ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc, điều khiển xe lạng lách khi chạy trên đường.

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Pháp luật - 5 giờ trước

Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trang website lôi kéo hơn 1,1 triệu thành viên tham gia với hàng trăm triệu lượt truy cập, phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy.

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng về vụ việc cô gái chết "khô" trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Sự bất thường về nguồn gốc chiếc xe máy Hào đang sử dụng, những lời khai đầy mâu thuẫn, sợ hãi của Hào khiến công an bắt đầu nghi ngờ. Tập trung đấu tranh, cộng với việc xác minh về chiếc xe máy, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện ra một bí mật ghê rợn mà Hào đang cố tình che giấu

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

Pháp luật - 13 giờ trước

Hàng chục năm trốn truy nã vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã thay tên đổi họ và làm giám đốc ba công ty lớn.

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Pháp luật - 17 giờ trước

GĐXH - Hiện câu hỏi "Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản chung, khi nào là tài sản riêng?" được rất nhiều người dân quan tâm.

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Pháp luật - 17 giờ trước

Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tạm giữ giấy phép lái xe ô tô của 4 tài xế vi phạm và tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Mercedes loại Maybach S400 không gắn biển số.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Top