Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?

Thứ năm, 11:50 30/01/2020 | Bốn phương

Được coi có thể là nguồn gây ra sự bùng phát virus corona ở Trung Quốc, dơi còn mang trong mình nhiều loại virus gây bệnh khác nhờ hệ thống miễn dịch đặc biệt.

Tiến sĩ Peter Daszak, Chủ tịch của EcoHealth Alliance, người làm việc ở Trung Quốc 15 năm nghiên cứu các bệnh từ động vật sang người, cho biết: "Chúng tôi chưa biết nguồn lây bệnh, nhưng có bằng chứng khá mạnh rằng đây là virus corona từ dơi".

"Đó có lẽ là dơi móng ngựa Trung Quốc", ông nói.

Nếu ông đúng, loại virus này sẽ bổ sung vào nhiều loại virus khác mà dơi mang theo. Dịch SARS và MERS là do virus corona từ dơi gây ra, cũng như bệnh dịch siêu vi khuẩn có sức tàn phá rất cao ở lợn.

Ổ chứa tự nhiên của nhiều virus

Theo New York Times, một con dơi có thể lưu trữ nhiều loại virus khác nhau mà không bị bệnh. Chúng là ổ chứa tự nhiên của virus Marburg, Nipah và Hendra, gây bệnh cho người và làm bùng phát dịch bệnh ở châu Phi, Malaysia, Bangladesh và Australia .

Chúng được cho là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola. Chúng cũng mang virus dại nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi virus này.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 1.

Chủng virus corona từ Vũ Hán đang lây lan có thể có nguồn gốc từ dơi. Ảnh: New York Times.

Khả năng chịu đựng virus của chúng, vượt trội so với các động vật có vú khác, là một trong nhiều khả năng đặc biệt của chúng.

Chúng là loài động vật có vú biết bay duy nhất, chúng ăn côn trùng mang mầm bệnh và chúng rất cần thiết trong quá trình thụ phấn của nhiều loại trái cây, như chuối, bơ và xoài. Chúng cũng là nhóm vô cùng đa dạng, chiếm khoảng một phần tư tất cả các loài động vật có vú.

Nhưng khả năng cùng tồn tại của dơi với các loại virus có thể lây sang các loài động vật khác, đặc biệt là con người, có thể gây ra hậu quả tàn khốc khi chúng ta ăn, buôn bán và xâm phạm lãnh thổ của loài dơi.

Tìm hiểu cách dơi mang và tồn tại trước rất nhiều loại virus là một câu hỏi khó đối với khoa học, và nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời có thể là cách loài dơi thích nghi tiến hóa với việc bay đã thay đổi hệ thống miễn dịch của chúng.

Trong bài báo năm 2018 trên Cell Host và Microbe, các nhà khoa học ở Trung Quốc và Singapore nói cuộc điều tra của họ về cách loài dơi xử lý một thứ gọi là cảm biến ADN. Nhu cầu năng lượng để bay lớn đến mức các tế bào trong cơ thể bị phá vỡ và giải phóng các đoạn ADN khiến chúng trôi nổi tự do.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 2.

Dơi quạ có khả năng mang theo virus Nipah trên cây ở vùng Beawar, Ấn Độ. Ảnh: AP.

Động vật có vú, bao gồm cả dơi, có cách để xác định và phản ứng với các đoạn ADN như vậy, điều này có thể biểu thị sự xâm lấn của tế bào gây bệnh. Nhưng ở dơi, sự tiến hóa đã làm suy yếu hệ thống đó, cơ chế thường sẽ gây ra tình trạng viêm khi nó chống lại virus.

Dơi đã mất một số gen liên quan đến phản ứng đó, điều này được cho là hợp lý vì bản thân tình trạng viêm có thể gây hại rất lớn cho cơ thể. Chúng vẫn còn phản ứng đó nhưng ở mức yếu. Do đó, phản ứng yếu này cho phép chúng duy trì "trạng thái cân bằng của 'phản ứng hiệu quả' nhưng không 'quá mức' chống lại các virus".

Làm thế nào để quản lý và ngăn chặn sự bùng phát của virus hiện tại có tên chính thức là nCoV- 2019, tất nhiên, là điều tối quan trọng hiện nay. Nhưng truy tìm nguồn gốc của nó và hành động để chống lại sự bùng phát hơn nữa có thể phụ thuộc một phần vào kiến thức và việc theo dõi loài dơi.

"Sự bùng phát có thể được ngăn chặn và kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết về nguồn gốc sâu xa thì virus này có thể tiếp tục lan rộng", tiến sĩ Daszak nói.

Số lượng lớn, phạm vi rộng

Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã nghiên cứu những con dơi một cách cẩn thận, nhận thức rõ rằng dịch bệnh như hiện tại có khả năng xảy ra cao nhất.

Mùa xuân năm ngoái, trong bài viết về virus corona của dơi, hay CoVs, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc viết "có khả năng cao CoVs của dơi sẽ lại nổi lên để gây ra dịch bệnh tiếp theo". "Trung Quốc là một điểm nóng", họ nói thêm.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 3.

Dơi thường đậu trên những hang động như thế này ở Nam Phi, nơi các nhà khoa học đang thử nghiệm dơi cho bệnh dại. Ảnh: CNN.

Chắc chắn, loài gặm nhấm, linh trưởng và chim cũng mang mầm bệnh có thể nhảy và đã nhảy sang người, không chỉ có dơi. Nhưng có những lý do để suy luận chúng liên quan đến một số dịch bệnh và có khả năng dính dáng sâu hơn.

Dơi rất nhiều và phổ biến. Trong khi dơi chiếm một phần tư các loài động vật có vú, loài gặm nhấm là 50 %, phần còn lại là con người. Dơi sống ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực, gần với con người và trang trại. Khả năng bay làm cho chúng có phạm vi rộng, giúp phát tán virus và phân của chúng có thể truyền bệnh.

Người dân ở nhiều nơi trên thế giới ăn dơi và bán chúng ở các chợ động vật sống, vốn là nguồn gốc của SARS, và có thể đợt bùng phát virus corona mới nhất khởi phát từ Vũ Hán. Chúng cũng thường sống theo đàn lớn trong các hang động, nơi điều kiện đông đúc là lý tưởng để truyền virus cho nhau.

Trong báo cáo năm 2017 trên tạp chí Nature, tiến sĩ Daszak, Kevin J. Olival và các đồng nghiệp khác từ EcoHealth Alliance, cho biết họ đã tạo ra cơ sở dữ liệu gồm 754 loài động vật có vú và 586 loài virus, phân tích loại virus nào được nuôi dưỡng bởi động vật có vú nào và cách chúng ảnh hưởng đến vật chủ.

Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình? - Ảnh 4.

Một con dơi nâu từ hang ở Ely, bang Nevada ( Mỹ ), đang được nghiên cứu. Dơi nâu có thể sống tới gần 20 năm. Ảnh: New York Times.

Họ xác nhận suy nghĩ của các nhà khoa học: "Dơi là vật chủ với tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao hơn đáng kể so với các động vật có vú khác".

Và chúng không chỉ sống sót trước các virus mà chúng nuôi dưỡng. Dơi sống rất lâu so với động vật có vú nhỏ. Dơi nâu lớn, một loài phổ biến ở Mỹ, có thể sống gần 20 năm trong tự nhiên. Những loài khác sống gần 40 năm. Một con dơi nhỏ ở Siberia sống ít nhất 41 năm. Các loài vật như chuột nhà sống trung bình khoảng hai năm.

Tuy nhiên, không nên đổ lỗi cho dơi vì sự bùng phát dịch bệnh. Việc nghiên cứu các virus mà dơi mang trong mình đem lại lợi ích cho con người. Chính con người đã xâm phạm vào cuộc sống của loài dơi chứ không phải ngược lại.

Tiến sĩ Daszak nhấn mạnh rằng việc ngừng bán động vật hoang dã ở các chợ là điều cần thiết để ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.

Nhưng vì những đợt dịch như vậy là không thể tránh khỏi, việc theo dõi và nghiên cứu động vật hoang dã, như dơi, cũng quan trọng không kém. Ông so sánh tình hình với khủng bố. Cả hai cuộc tấn công khủng bố và dịch bệnh dường như không thể tránh khỏi. Để vượt qua được chúng, sự khôn ngoan là rất quan trọng.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 7 phút trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 17 giờ trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 23 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

Bỏ cuộc sống xa hoa với khối tài sản gần 600 tỷ, cặp vợ chồng triệu phú bất động sản quyết định "chỉ nhận từ thiện"

Bỏ cuộc sống xa hoa với khối tài sản gần 600 tỷ, cặp vợ chồng triệu phú bất động sản quyết định "chỉ nhận từ thiện"

Bốn phương - 2 ngày trước

Cặp vợ chồng triệu phú này cho biết họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống xa hoa để trở thành những người tu hành.

Top