Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm trạng người Vũ Hán sau một tháng 'phong thành'

Thứ năm, 09:37 27/02/2020 | Bốn phương

Người Vũ Hán lo sợ bị bỏ rơi, đau đớn mất đi người thân, chồn chân vì bị giam trong nhà khi chính quyền đột ngột phong tỏa thành phố.

Lệnh phong tỏa thành phố hơn 11 triệu dân đến mà không hề có một cảnh báo nào. Vào ngày 23/1, chính quyền thành phố lớn nhất tỉnh Hồ Bắc tuyên bố rằng sẽ phong tỏa khẩn cấp toàn bộ thành phố để đối phó với dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới. Dù trước đó một ngày họ từng xoa dịu người dân rằng tình hình dịch đã được kiểm soát.

Đó là một khoảnh khắc chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc và hơn 11 triệu người phải đối mặt với lưỡi hái thần chết khi bị "nhốt" trong ổ dịch. Ngay cả ở đỉnh điểm 17 năm trước khi dịch SARS bùng phát, chính quyền cũng không thực hiện biện pháp cứng rắn và quyết liệt như vậy.

Tâm trạng người Vũ Hán sau một tháng phong thành - Ảnh 1.

Một con phố vắng bóng người qua lại ở Vũ Hán khi chính quyền áp lệnh phong tỏa. Ảnh: CNN.

Lần đầu đọc tin Vũ Hán bị phong tỏa trên điện thoại, doanh nhân 46 tuổi, Guan Wenhua’s nghĩ đây chỉ là "một trò đùa".

"Làm thế nào các nhà chức trách đóng cửa một trung tâm vận chuyển quốc gia quan trọng như Vũ Hán với 11 triệu dân một cách đơn giản như vậy chứ. Chẳng lẽ họ sẽ bỏ rơi và để chúng tôi chết ở đây sao?", Guan ngỡ ngàng.

Thông báo phong tỏa được đưa ra vào lúc 2 giờ sáng và ngay khi các cửa hàng mở cửa vào sáng hôm đó, mọi người đã đổ xô đến các kệ hàng giành giật những thứ có thể. Mọi người ở tâm dịch Vũ Hán đều hoang mang và bất lực trước lệnh phong tỏa. Họ không có sự chuẩn bị nào cho cuộc chiến chống Covid-19 sắp tới khi trước đó giới chức trách thành phố đã che giấu thông tin và khiến dịch lây lan mạnh trong cộng đồng dẫn đến "vỡ trận".

Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán ra tuyên bố đề nghị người dân không hoảng sợ. Sau đó, nhà chức trách nỗ lực cập nhật thường xuyên về tình hình về dịch bệnh để người dân yên tâm ủng hộ lệnh phong tỏa của thành phố. Nhưng Guan và gia đình đã trải tâm trạng đầy hoài nghi trong hai tuần đầu tiên trước các thông tin trấn an từ nhà chức trách.

"Trong hai tuần đầu, cả gia đình tôi rất lo lắng vì chính quyền không bao giờ giải thích tại sao họ đưa ra quyết định này một cách đột ngột. Có phải nó gợi ý rằng dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát? Tôi hoảng hốt khi nghĩ rằng thế giới bên ngoài kia có thể đã từ bỏ chúng tôi", Guan nói.

Một vấn đề khác mà gia đình Guan lo lắng là liệu cô con gái 18 tuổi có được tham dự kỳ thi tuyển sinh vào đại học mỹ thuật định tổ chức vào cuối tháng 1 hay không.

"Con bé đã chuẩn bị rất kỹ càng mọi thứ vào tháng trước và cuối cùng kỳ thi bị hủy bỏ. Bây giờ chúng tôi không biết khi nào con bé có thể tham gia kỳ thi tiếp theo nữa", Guan nói.

Tháng qua, Xia Chengfang đã nhiều đêm mất ngủ vì mất đi người thân trong đại dịch. Ngày Vũ Hán bị phong tỏa, ông của cô bị sốt và mẹ cô đã đưa ông đến Bệnh viện Vũ Hán số 7. Tuy nhiên bệnh viện chật cứng bệnh nhân, họ phải đợi hơn 5 giờ mới gặp được bác sĩ và chỉ được cho một ít thuốc điều trị tại nhà.

Sau đó tình hình sức khỏe của ông Xia xấu đi, gia đình cô gọi xe cứu thương hết lần này đến lần khác, nhưng không ai đến, vì tất cả bệnh viện trong thành phố đã quá tải không còn chỗ tiếp nhận bệnh nhân mới.

"Ông nội cuối cùng cũng được điều trị vào ngày 28/1, nhưng đã quá muộn. Ông qua đời vào sáng hôm sau khi sốt cao và được chẩn đoán nhiễm virus", Xia kể.

Xia cho biết ông của cô chết vì dịch bệnh nhưng tên của ông không bao giờ xuất hiện trong các số liệu chính thức là nạn nhân của Covid-19, bởi vì ông qua đời trước khi nhân viên y tế làm xét nghiệm.

"Nếu tôi biết trước rằng ông tôi sẽ không sống sót trong mùa đông này, tôi chắc chắn đã đồng ý đến thăm ông vào cuối tuần khi ông hỏi. Đây là sai lầm lớn nhất đời tôi và không thể nào có thể sửa chữa được nữa", Xia nghẹn ngào nói.

Tâm trạng người Vũ Hán sau một tháng phong thành - Ảnh 2.

Một siêu thị ở Vũ Hán hết sạch hàng hóa sau lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters.

Cảm giác hối tiếc và mất mát biến thành cơn thịnh nộ của người dân với chính quyền thành phố. "Làm thế nào mà chính quyền Vũ Hán có thể đột ngột phong tỏa toàn thành phố chỉ một ngày sau khi họ nói rằng dịch bệnh đã được kiểm soát?", Xia bức xúc.

Mỗi người Vũ Hán đều chất chứa tâm trạng khác nhau nhưng tựu chung vẫn là khủng hoảng. Một giáo sư khoa học máy tính sau khi chứng kiến cái chết của người đồng nghiệp đã trở nên đờ đẫn. Hóa ra bất kể anh làm gì, địa vị và học vấn ra sao đều có thể trở thành nạn nhân của Covid-19. Trong khi đó, một bà mẹ cảm thấy bất lực khi cố gắng cân bằng cuộc sống tù túng khi ở mãi trong bốn bức tường.

Nhưng đối với tình nguyện viên Andy Wang, đây là thời điểm để mọi người chia sẻ khó khăn cùng nhau. Andy tham gia một nhóm tình nguyện viên chuyên chở nhân viên y tế đi làm. Ngày 31/1, anh lái xe chở một y tá về nhà để gặp bố mẹ trong vài phút sau hơn một tuần làm việc không nghỉ ngơi.

"Cô y tá không đi vào bên trong mà nói chuyện với bố mẹ từ hành lang vì cô sợ lây virus cho họ. Tôi không bao giờ khóc trong quá khứ nhưng tháng này tôi đã rơi nước mắt hơn 10 lần", Andy xúc động nói.

Nhiều ngày trôi qua, cảm giác hoảng loạn dần giảm bớt trong cộng đồng dân cư Vũ Hán khi người dân phát hiện ra họ có thể sống sót mà không cần ra ngoài. Người dân có thể đặt hàng trực tuyến và nhận bưu kiện vào ngày hôm sau. Giá rau, thịt và trứng tăng, nhưng hầu hết mọi người nói rằng đó là thứ họ có thể hiểu và chấp nhận. Nhóm các bà mẹ bỉm sữa thì lên mạng chia sẻ thông tin về nơi có thể mua tã và sữa cho con nhỏ.

Trải qua hơn một tháng bị phong tỏa, người dân Vũ Hán phải đối mặt với hàng loạt vấn đề và thích nghi với nhiều thay đổi. Ngay cả việc đơn giản như đi siêu thị, mua thuốc hay giành giật chiếc giường cho người thân đều trở thành nhiệm vụ sống còn. Họ đang trải qua tai họa và dịch bệnh ăn mòn sự sống của mỗi người Vũ Hán, kể cả người khỏe mạnh cũng sống trong nỗi bất an và lo sợ. Cho dù dịch bệnh qua đi, lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, người dân Vũ Hán cũng khó có thể trở lại cuộc sống như trước đây.

"Tôi biết rất nhiều người mất đi người thân và không bao giờ có thể bù đắp được, nhưng tôi hy vọng mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường", tình nguyện viên Andy nói.

Theo Ngôi sao

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 12 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 12 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 23 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top