Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự chủ quan khiến châu Âu thành "trung tâm" của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày

GiadinhNet - Italy đang rơi vào tình trạng không kiểm soát được dịch bệnh khi ca mắc bệnh tăng thêm 2.547 người, 250 người tử vong sau 24 giờ, nâng tổng số người mắc lên 17.660 và 1.266 người chết vì COVID-19.

Sự chủ quan khiến châu Âu thành trung tâm của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày - Ảnh 1.

Italy tăng 25% ca tử vong sau 1 đêm

Sau 24h, số ca tử vong vì COVID-19 ở Italy đã tăng thêm 250 ca, lên tổng số 1.266, tức tăng 25%. 

Đây gần như là mức tăng lớn nhất về số ca tử vong trong vòng 24 giờ đối với bất kỳ nước nào, chỉ đứng sau con số 252 ca tử vong mới mà Trung Quốc ghi nhận hôm 13/2 đúng 2 người.

Sự chủ quan khiến châu Âu thành trung tâm của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày - Ảnh 3.

Thành phố Milano, Ý, được canh phòng nghiêm ngặt. (Ảnh: REUTERS)

Sau khi tuyên bố phong tỏa toàn quốc, chính phủ Italy tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp khác, bao gồm đóng cửa, quán bar, nhà hàng, hầu hết các cửa tiệm; cấm việc đi lại khi không thực sự cần thiết. 

Dù đã có các nỗ lực và giải pháp mạnh mẽ song cho đến nay số ca tử vong tại Italy vẫn không ngừng tăng.  Tỷ lệ tử vong của Italy được ước tính là 7% trên tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2, cao hơn hẳn so với trung bình thế giới. 

Giới chức Italy giải thích nguyên nhân là do nước này có tỷ lệ người già cao và số người chết do dịch bệnh chủ yếu là người trên 80 tuổi với các chứng bệnh nền.

Sự chủ quan khiến châu Âu thành trung tâm của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày - Ảnh 4.

Nhiều du khách đã đeo khẩu trang tại Venice, Italy (Ảnh: AFP)

Bộ Y tế Italy cho biết có thể tăng số giường điều trị tích cực lên 50% trên cả nước, nhưng một nguồn tin từ Bộ này thì “có thể vẫn chưa đủ đối với các vùng như Lombardy nếu chúng ta không thể ngăn lây lan”.

Tâm lý chủ quan

Tính đến 8h00 sáng nay, dịch COVID-19 có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn thế giới có 145.444 ca mắc, 5.418 ca tử vong do COVID-19. Trong đó, Trung Quốc nơi được cho là ổ dịch lớn nhất thế giới ghi nhận 10 ca mắc mới và không có người tử vong sau 1 ngày. 

Sự chủ quan khiến châu Âu thành trung tâm của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày - Ảnh 5.

Trung Quốc tự tin đã vượt qua giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh. (Ảnh: THX/TTXVN)

Hàn Quốc sau những ngày số ca mắc tăng cao thì đã phần nào khống chế được, với số ca dương tính SARS-CoV-2 sau 24 giờ là 110 và 5 ca tử vong. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này là 7.979 người, 71 người tử vong.

Trong khi đó, tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục trên đà tăng mạnh. 

Tây Ban Nha ghi nhận 2.086 ca mắc và 47 người tử vong, nâng số ca mắc tại quốc gia này lên 5.232 người và số ca tử vong lên 133. 

Tại Iran, hiện có 11.364 người tử vong (tăng 1.289) và 514 người tử vong (tăng 85).

Tại Đức, tính đến 7h45 sáng nay đã ghi nhận 3.675 người mắc COVID-19 (tăng thêm 930 người) và 8 người tử vong (tăng 2).

Ở Pháp, số người mắc bệnh và tử vong vẫn gia tăng. Hiện quốc gia này có 3.661 ca mắc bệnh (tăng 785) và 79 ca tử vong (tăng 18) so với ngày hôm qua.

Sự chủ quan khiến châu Âu thành trung tâm của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày - Ảnh 6.

Người dân bên ngoài bệnh viện Creil tại Pháp, nơi đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 (Ảnh: Reuters)

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng ở các nước trên, giới chuyên gia đánh giá: Một bộ phận dân chúng và lãnh đạo các nước châu Âu và Bắc Mỹ chưa cảnh giác với bệnh dịch này, coi COVID-19 chỉ như cúm mùa thể nặng và khó xảy ra với nước mình. 

Tổng thống Mỹ Donal Trump cũng như một số nguyên thủ quốc gia khác từng so sánh COVID-19 với cúm mùa và cho rằng cúm mùa làm nhiều người chết hơn mà tình hình có sao đâu.

Tâm lý này dẫn tới chỗ không có biện pháp phòng ngừa quyết liệt nào được đưa ra và dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Người dân không đeo khẩu trang vì cho rằng phải có bệnh mới đeo, chứ không phải để hạn chế nguy cơ lây từ người khác sang. Thậm chí, nhiều người khó chịu và có thái độ không tốt với người đeo khẩu trang.

Một nguyên nhân nữa khiến dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại ở châu Âu và Bắc Mỹ, bởi những nơi này đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân trong khi châu Á (nhất là Đông Á, Đông Nam Á) đề cao yếu tố tập thể hơn. Nền văn hóa này khiến châu Âu khó hành động quyết liệt trong việc ngăn chặn dịch – các biện pháp này nếu được thực thi sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do đi lại của người dân.

Sự chủ quan khiến châu Âu thành trung tâm của đại dịch; Italy mất thêm 250 người, tăng 2.547 ca mắc chỉ sau 1 ngày - Ảnh 7.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên xe cứu thương tại Kirkland, bang Washington, Mỹ. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Nếu như trước đây các nước châu Âu cho rằng việc Trung Quốc để dịch bệnh lây lan là do giấu dịch và yếu kém trong xử lý, thì hiện tại Trung Quốc đã kiểm soát được bệnh dịch với số người mắc và tử vong giảm tối đa. Thậm chí, Trung Quốc đã có dấu hiệu vượt qua đỉnh dịch. Còn giờ đây, SARS-CoV-2 đã lan ra nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ, có những nơi dịch bùng phát mạnh. Có thể thấy, dịch bệnh chẳng chừa quốc gia, dân tộc nào.

Nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các nước trên rõ ràng đã hiện hữu không thể chối cãi. Thủ tướng Đức Merkel mới đây nói rằng có thể có tới 70% dân số nước Đức sẽ nhiễm virus SARS-CoV-2. Tương tự, các chuyên gia dịch tễ học nước Mỹ cũng cho rằng sẽ có tới 70 triệu -150 triệu (gần một nửa dân số Mỹ) sẽ mắc bệnh.

WHO tuyên bố châu Âu hiện là "trung tâm" của đại dịch COVID-19 

Trước số ca tử vong trên toàn thế giới vượt xa ngưỡng 5.000 ca, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh "đây là một cột mốc bi thảm".

Tổng Giám đốc WHO nhận định rằng châu Âu hiện là "trung tâm" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 toàn cầu và cảnh báo không thể biết khi nào dịch bệnh sẽ bùng phát.

Số người nhiễm bệnh và các ca tử vong được báo cáo mỗi ngày ở châu Âu nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, và châu Âu hiện đã là "trung tâm" mới của đại dịch toàn cầu COVID-19.

Ông Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia phải tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và xử lý mọi trường hợp, để phá vỡ chuỗi lây truyền bệnh. Mỗi trường hợp được tìm thấy và được điều trị sẽ đều hạn chế sự lây lan của dịch bệnh .

Theo Tổng Giám đốc WHO, bất kỳ quốc gia nào có suy nghĩ "dịch bệnh sẽ không xảy ra với chúng tôi" là đang phạm phải sai lầm "chết người."

Minh Trang (th)

Việt Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 10 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 22 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top