Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không tặc bị bắt sau khi tấn công máy bay Ai Cập

Thứ tư, 14:32 30/03/2016 | Bốn phương

Bộ Ngoại giao Cyprus cho hay vụ không tặc máy bay chở hơn 60 người của Egypt Air ngày 29/3 đã kết thúc. Sau thời gian cố thủ, tên không tặc đã đầu hàng.

- Máy bay của Egypt Air bị khống chế và buộc phải hạ cánh ở sân bay tại Cyprus.

- Phi cơ chở 62 người, bao gồm 55 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn.

- Nhà chức trách Cyprus cho biết ít nhất một đàn ông trên máy bay được vũ trang, y giắt thuốc nổ bên dây lưng.

- Truyền hình nhà nước Ai Cập cho biết, không tặc được xác định là Ibrahim Samaha, công dân Ai Cập.

Hành khách gài bom đe dọa phi công

Theo Bloomberg, chuyến bay số hiệu MS 181 dự kiến hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Cairo, Ai Cập lúc 7h15 ngày 29/3 theo giờ địa phương.

Tuy nhiên, theo Bộ Hàng không dân dụng Ai Cập, một hành khách gài bom ở thắt lưng đã đe dọa phi công.

Cảnh sát Cyprus được yêu cầu rút khỏi khu vực máy bay đậu.

Bản đồ các địa điểm liên quan trong vụ không tặc, với thành phố Alexandria là điểm xuất phát, thủ đô Cairo là điểm đến dự kiến, nhưng máy bay buộc phải đáp ở đảo Cyprus. Ảnh: CNN

Không tặc yêu cầu chiếc Airbus A320 buộc phải hạ cánh xuống sân bay Larnaca, Cyprus. Trên máy bay có 55 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn.

Trong khi đó, Channel New Asia đưa tin máy bay bị khống chế là chiếc Boeing 737-800. Thông tin trước đó cho biết có 80 tới 81 người trên phi cơ bị không tặc. Máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Larnaca. Phi trường này tạm thời bị đóng cửa.

Tài khoản mạng xã hội của hãng hàng không Egypt Air cũng xác nhận vụ việc MS 181 bị khống chế. Trong tuyên bố chính thức, cơ quan hàng không dân dụng Ai Cập cho biết phi công Omar al-Gammal thông báo ông bị một hành khách đe dọa.

Hành khách được sơ tán rời khỏi máy bay bị không tặc. Ảnh: Reuters

Sau cuộc thương lượng ban đầu với giới chức địa phương, không tặc đã giải thoát đa số hành khách. Tiếp đó, hình ảnh từ video do truyền thông Cyprus đăng tải cho thấy một số người đã trèo ra khỏi cửa sổ buồng lái máy bay và một số khác chạy xuống từ máy bay.

Sau cùng, Bộ Ngoại giao Cyprus viết trên Twitter rằng vụ việc đã kết thúc và không tặc đã bị bắt. Truyền hình Cyprus đưa tin tên này đã xuất hiện từ máy bay và giơ hai tay lên đầu. Thủ tướng Ai Cập Ibrahim Mahlab cho biết giới chức sẽ thẩm vấn kẻ không tặc và điều tra làm rõ động cơ thực sự của vụ việc.

Chính quyền Ai Cập đã điều một máy bay đến Cyprus để đón những hành khách mắc kẹt do hành trình của họ bất ngờ bị thay đổi.

Một người đàn ông đang trèo ra ngoài từ buồng lái máy bay. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập tin rằng, thiết bị nổ mà kẻ khủng bố sử dụng để đe dọa có thể là giả.

Bộ Hàng không dân dụng Ai Cập sau đó cũng dẫn thông báo của nhà chức trách Cyprus xác nhận đai bom trên cơ thể kẻ khống chế máy bay Egypt Air không chứa thuốc nổ.

Sau sự việc đặt bom trên máy bay Nga năm 2015, Ai Cập đã thuê công ty của Anh để kiểm soát các nguy cơ tại sân bay. Việc mang thiết bị nổ lên máy bay sẽ sớm bị phát hiện.

Không tặc vì mục đích cá nhân

Stephen Kalin, thông tín viên của Reuters tại Ai Cập cho biết, truyền hình Ai Cập đưa tin danh tính của kẻ không tặc tên Seif El Din Mustafa.

Trước đó, người ta cho rằng y tên là Ibrahim Samaha, 27 tuổi. Tuy nhiên, Ibrahim Samaha, giáo sư một trường đại học của Ai Cập, là một trong số 56 hành khách. Ông được trả tự do vài giờ sau khi máy bay hạ cánh xuống đảo Cypras, BBC đưa tin.

Không tặc tuyên bố muốn nhà chức trách Ai Cập trả tự do cho các tù nhân nữ đang bị giam giữ tại nước này, đồng thời yêu cầu được gặp một đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và đến sân bay khác.

Ngoài ra, truyền hình quốc gia Cyprus cho biết, kẻ không tặc yêu cầu tìm người phiên dịch, và mục đích của y muốn đến đảo quốc này nhằm tìm cách xin tị nạn.

Người đàn ông được cho là dắt thuốc nổ trên dây lưng và khống chế máy bay của Egypt Air. Ảnh: Twitter

Đài CYBC của Cyprus cũng cho hay, nghi phạm không tặc dường như thực hiện âm mưu vì mục đích cá nhân. Y có người vợ cũ đang sống ở đảo này. Một số nhân chứng cho biết, hắn đã ném một lá thư ra ngoài máy bay và yêu cầu nó phải được chuyển tới vợ cũ. Truyền thông địa phương cho biết cô này đang được đưa ra sân bay Larnaca.

Tổng thống Cyprus, Nikos Anastasiades, xác nhận động cơ không tặc của nghi phạm là vì lý do cá nhân chứ không liên quan đến khủng bố.

Guardian cũng dẫn lời một số quan chức Bộ Ngoại giao Ai Cập khẳng định vụ việc xuất phát từ động cơ cá nhân. "Hắn không phải là một kẻ khủng bố, hắn là kẻ ngớ ngẩn. Khủng bố có thể điên cuồng nhưng chúng không ngốc, trong khi tên không tặc này thì như vậy", một người nói.

Theo Alexandros Zenon, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Cyprus, kẻ khống chế máy bay là người có thần kinh không ổn định.

Theo Reuters, Đại học Alexndria thông báo trên website của nhà trường rằng kẻ không tặc có thể là giáo sư ngành thú y tại trường.

Theo CNN, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades và người đồng cấp Ai Cập Abdelfattah El-Sisi đã trao đổi về tình hình qua điện thoại. Hai nhà lãnh đạo cam kết điều tra tận cùng vụ việc.

Nhà phân tích an ninh Sajjan Gohel (Quỹ châu Á - Thái Bình Dương, London), nhận định: "Nếu sự việc này liên quan đến phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì số phận của các hành khách đã được định đoạt từ lâu. Tuy nhiên, việc họ được thả sớm cho thấy sự việc có lý do khác, dường như mang màu sắc cá nhân nhiều hơn. Bên cạnh đó, sau tai nạn của máy bay Metrojet của Nga được cho là do IS gây ra, chính quyền Ai Cập đã thắt chặt các biện pháp kiểm tra hành khách".

Một quan chức bước lên máy bay bị không tặc sau khi nó hạ cánh ở sân bay Larnaca. Ảnh: Reuters

Trước diễn biến từ vụ không tặc, quân đội Israel đã đưa máy bay chiến đấu rà soát bầu trời, nhằm ngăn chặn không tặc tiến hành các vụ tấn công khủng bố nhằm vào quốc gia này.

Đây là lần thứ 2 sân bay Larnaca bị không tặc khống chế trong 30 năm qua. Trong sự việc năm 1988, một tên không tặc cướp chiếc máy bay phản lực chở 55 người của Kuwait và hạ cánh nó xuống Larnaca sau khi cất cánh từ Iran. Chiếc Boeing 747 hạ cánh xuống phi trường này sau khi sân bay Damascus ở Syria và Beirut từ chối cho nó hạ cánh. Sau khi tiếp nhiên liệu, chiếc phi cơ tiếp tục cất cánh khỏi Larnaca.

Bản đồ đường bay. Ảnh: RT

Alexandria là thành phố lớn thứ 2 của Ai Cập. Do vậy, vụ không tặc một lần nữa dấy lên những lo ngại về tình hình kiểm soát an ninh tại các sân bay ở Ai Cập.

5 tháng trước đây, một máy bay của Nga đã rơi ở bán đảo Sinai tại Ai Cập, chỉ vài phút sau khi nó cất cánh rời vùng nghỉ dưỡng ở Biển Đỏ. Tất cả 224 người trên phi cơ đều thiệt mạng trong sự việc. Chính quyền Nga sau đó tuyên bố nguyên nhân tai nạn là do nổ bom trên máy bay. Lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tuyên bố trách nhiệm.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Bốn phương - 1 giờ trước

Chuyến thăm cho thấy sự quan tâm của Thân vương William đối với thế hệ trẻ và những vấn đề xã hội mà họ đang phải đối mặt.

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

Top