Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế họp khẩn cả nước về xử lý phản ứng sau tiêm chủng

Thứ tư, 16:07 16/01/2019 | Y tế

GiadinhNet - Sau khi gửi công văn khẩn tới các Sở Y tế 63 tình, thành, Bộ trưởng Bộ Y tế đích thân chủ trì hội nghị trực tuyến khẩn về tăng cường công tác xử lý phản ứng sau tiêm chủng chiều 16/1.

Trẻ càng khoẻ mạnh càng phản ứng mạnh sau tiêm

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị trực tuyến khẩn về tăng cường công tác xử lý phản ứng sau tiêm chủng chiều 16/1 cho biết, tiêm chủng là trực tiếp gây ra miễn dịch chủ động, đưa vào cơ thể con người 1 lượng kháng nguyên không đủ gây bệnh nhưng có khả năng kích thích cơ thể sinh ra lượng kháng thể.

Khi đó, nếu gặp bệnh thật (virus) thì trẻ em có sẵn kháng thể do nhân tạo để chủ động chống đỡ bệnh tật. Trẻ em khi qua 9 tháng tuổi kháng thể tự nhiên không còn nữa nên phải tiêm văcxin để gây ra kháng thể chủ động nhân tạo.

Tư vấn về vắcxin ComBE Five trước tiêm tại Chương Mỹ, Hà Nội.

Tư vấn về vaccine ComBE Five trước tiêm tại Chương Mỹ, Hà Nội.

Bộ trưởng khẳng định, khi kháng nguyên gặp kháng thể, bao giờ cũng có một phản ứng. Nhẹ nhất là sốt. "Nếu không có phản ứng đó, khó lòng gây ra kháng thể chủ động. Người càng khỏe mạnh, phản ứng càng mạnh, sốt cao" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Ngoài sốt, gây quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, trẻ còn bị sưng đỏ nơi tiêm. Đối với vaccine ho gà có thể gây phản ứng mạnh.

"Với vaccine kháng nguyên vô bào dù an toàn hơn, nhưng đáp ứng kháng thể không tốt bằng kháng nguyên toàn tế bào. Kháng thể vaccine thành phần vô bào không mạnh bằng toàn tế bào như Quinvaxem và ComBE Five nên trẻ tiêm vaccine vô bào vẫn có nguy cơ mắc bệnh hơn" - PGS.TS Kim Tiến cho hay.

Không tiêm chủng, chắc chắn sẽ mắc bệnh

Một lần nữa, tư lệnh ngành Y khẳng định đã tiêm vaccine, tiêm chất lạ vào cơ thể, chắc chắn có phản ứng, từ nhẹ đến nặng. Vấn đề là phải theo dõi, đến sớm cơ sở y tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định: Không tiêm chủng chắc chắn sẽ mắc bệnh. Càng mắc bệnh nhiều, nguy cơ tử vong càng cao.

Cũng theo Bộ trưởng, vừa rồi sau tiêm ComBE Five, theo báo cáo có những ca phản ứng không mạnh như Quinvaxem (sốt cao, co giật) mà chỉ nôn nhẹ và nằm yên. Lúc bố mẹ phát hiện và đưa đi bệnh viện thì đã nặng.

Nhìn nhận các nguyên nhân khách quan, Bộ trưởng cho biết, một ngày có khoảng 20-30 trẻ tử vong do mọi nguyên nhân, từ viêm phổi, nằm nghiêng nghẹt thở, suy hô hấp… nên không loại trừ có thể ngẫu nhiên trùng hợp trẻ vừa tiêm chủng xong nên nghĩ trẻ tử vong do tiêm vaccine. Ngoài ra, có những cháu cơ địa mẫn cảm, nhạy cảm khi đưa vào kháng nguyên mới nên có phản ứng mạnh.

Một nguyên nhân khác là do gia đình không đưa cháu đến viện kịp thời. Nguyên nhân sâu xa khác là xa quá, đưa đến viện thì cháu mất rồi. Cùng đó, còn có nguyên nhân về xử lý shock.

Đó là lý do khiến Bộ trưởng Bộ Y tế tuần qua đã có công văn khẩn gửi các Sở Y tế tỉnh, thành trong cả nước về việc tập huấn cho toàn bộ các nhân viên tiêm chủng về cả sàng lọc trước tiêm, hướng dẫn tiêm và sau tiêm, dặn dò người nhà...

Cùng đó, tập huấn chuyên môn gấp cho 63 tỉnh/thành với gần 700 điểm cầu trực tuyến chiều 16/1. Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu các nhân viên y tế tiêm chủng phải khai thác đầy đủ các thông tin liên quan tiền sử sản khoa, trẻ có đẻ non hay không, quá trình tăng cân ra sao, có tai biến, hay ói hay trớ không, trẻ hay dị ứng không...

Theo PGS.TS Trần MInh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, có 9 dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sau tiêm chủng gồm:

- Sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.

- Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.

- Co giật

- Nôn chớ, bú kém, bỏ bú.

- Phát ban.

- Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi

- Chi lạnh, da nổi vân tím.

- Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.

Trong đó, thở rên cả đêm là dấu hiệu đưa trẻ đi viện sau tiêm. PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, với bé gái hơn 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm vaccine ComBE Five ở Thạch Thất vừa qua, điều tra cho biết, lúc 10h đêm 9/1 (khoảng 14 tiếng sau tiêm) bé có thở rên nhưng gia đình không đưa đi viện mà tới sáng hôm sau mới đưa đi thì trẻ đã nặng và tử vong trước khi đến viện.

Do đó, theo BS Điển, việc tư vấn của BS cho bà mẹ những dấu hiệu gì cần đưa trẻ đi khám là rất quan trọng.

V.Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top