Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố xích chân con để “cai nghiện” game

Thứ tư, 12:28 04/09/2013 | Gia đình

GiadinhNet - “Tôi vừa đánh vừa khóc, vừa van xin con đừng có ham mấy cái trò chơi đó nữa. Cùng cực, tôi phải phạt con bằng cách xích chân vào ghế. Đau lòng nhưng tôi không còn cách nào khác”, anh Cù Xuân Trung chia sẻ về người con nghiện game.

Bố xích chân con để “cai nghiện” game  1

Anh Cù Xuân Trung đã xích chân con vào ghế để “cai nghiện” game. Ảnh: Phùng Bình.

Sợ mất con vì game

Mấy ngày nay, người dân trong khu tập thể 300, xóm Chùa Tổng (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) râm ran bàn tán chuyện anh Cù Xuân Trung xích con vào ghế vì tội ham chơi game.

Không ngạc nhiên về việc dạy con của mình bị một số người phản đối, anh Trung nhận mình là người rất nóng tính, thường dạy con theo cách nhà binh rất nghiêm khắc, nhưng trên hết, anh là người thương con hết mực. Với chuyện học hành, anh có thể hy sinh tất cả để con có một môi trường học hành tốt nhất, nhưng với việc chơi game (trò chơi điện tử) thì anh cấm tiệt. Thậm chí, anh dùng biện pháp mạnh để con không dám “léng phéng” tới.

“Vợ tôi làm công nhân ở nhà máy gạch, lương mỗi tháng được 2-3 triệu đồng, tôi cũng làm bảo vệ ở đó, lương cũng không khá hơn. Nhưng quan điểm của vợ chồng là dù có vất vả thì cũng phải hết sức cố gắng tạo điều kiện cho con cái học hành đến nơi, đến chốn. Ngược lại, tôi cũng đòi hỏi con cái phải báo hiếu với bố mẹ bằng cách học thật tốt và chăm ngoan”, anh Trung mở đầu câu chuyện.

Anh bảo, chuyện xích con vào ghế cũng cách đây chưa lâu. Cùng cực mới phải làm thế, anh đã khuyên giải, thậm chí là đánh đòn con nhiều lần nhưng “nó không cai nghiện được”. Công việc của vợ anh phải làm giờ hành chính, còn anh làm bảo vệ nên việc làm đêm nhiều hơn ngày. Con trai của anh, cháu C.X.L năm nay lên lớp 7, trong 6 năm học vừa rồi, năm nào cháu cũng là học sinh giỏi của trường. Năm học qua, cháu C.X.L cũng đã đạt giải Ba cấp huyện về giải toán trên mạng Internet. Do bắt đầu tiếp cận với thế giới mạng, cháu có lân la theo bạn bè chơi các trò chơi điện tử trên máy tính. “Hè vừa rồi, tôi mới biết cháu trốn gia đình ra ngoài quán game gần nhà để chơi. Chỉ hai tháng chơi game mà sức khỏe cháu sa sút thấy rõ. Ban đầu tôi không biết, cứ tưởng con bị bệnh tật gì, đưa đi khám thì bác sĩ kết luận bình thường. Sau này tôi mới biết, vì cháu cắm đầu, cắm cổ vào game. Từ chỗ khuyên giải bằng tình cảm, nhiều lần tôi phải dùng roi vọt nhưng cháu vẫn chứng nào tật nấy.

Có lần ngồi trò chuyện, tâm sự nhẹ nhàng với cháu, tôi hỏi con có thèm chơi game không thì cháu bảo rất thèm. Lúc ngủ cũng nằm mơ đến các trò chơi đánh đấm, bắn giết nhau. Có hôm cháu nằm ngủ cũng ú ớ, rồi giật mình tỉnh giấc. Sau bấy nhiều chuyện đó, tôi biết nếu không dùng biện pháp mạnh thì có ngày mất con thôi”, anh Trung chia sẻ.

Tác hại của game thì anh đã nghe nhiều, những hệ lụy đau lòng, những cái chết oan uổng cũng vì game mà ra, nên anh sợ một ngày con anh “rơi”vào vũng bùn đen đó thì không biết như thế nào. Gần đây, anh phát hiện cháu lấy trộm tiền của mẹ để đi chơi thì nỗi lo của anh dường như càng lớn. “Hôm nay cháu có thể lấy cắp tiền bố mẹ, nhưng ngày mai cháu có thể làm những điều tồi tệ khác mà mình không thể biết trước được”, anh Trung cho biết thêm.

Vừa đánh con, vừa van lạy

Nói về những đứa con, anh kể, cháu đầu năm ngoái thi đỗ vào trường ĐH Tài nguyên và Môi trường với số điểm khá cao. Nhưng sau đó, anh xin cho cháu đi công an nghĩa vụ, cũng là ngành mà cháu yêu thích.

Khác với cháu L, cháu đầu trước cũng theo bạn bè chơi game, nhưng khi anh phát hiện, đòn roi và khuyên giải vài lần, sau cho đi học võ để rèn luyện sức khỏe thì cháu cũng đã bỏ hẳn, chú tâm vào chuyện học hành. Từ khi cháu L ham mê game, ngày nào về anh cũng phải đi tìm cháu. Một đoạn đường chưa đầy 1km mà có đến 5, 6 quán game, vào đó, anh thấy đứa nào cũng cắm cúi vào game, nhập vai, bắn giết nhau, hò hét, chửi bới đủ thứ tục tĩu trên đời. Ở một góc bàn, con trai anh cũng không ngoại lệ.

Kể về chuyện xích con, anh Trung bảo đó là đường cùng rồi. Nhiều người tỏ vẻ ái ngại về việc dạy con của anh nhưng nếu anh không nghiêm khắc, có thể ngày nào đó anh sẽ mất con vì chìm đắm trong mấy trò chơi bắn giết đó. “Tất nhiên, xích chân con vào ghế nhưng mỗi khi đi làm tôi đều khóa cửa ngoài và bảo con cầm chìa khóa. Để phòng khi có hỏa hoạn này nọ còn có người mở cửa cho cháu”, anh Trung cho biết.

Nói về con, anh lại nói về gia đình. Nhiều khi vì chuyện nghiện game của con mà vợ chồng cũng mất hòa khí vì “trong nhà bố đánh con, mẹ đánh con thì lấy gì cho vui được”. Nhiều hôm khi con đã ngủ say, vạch áo lên, anh thấy lưng, chân và mông con thâm tím vì roi vọt anh lại khóc. Anh Trung cho biết, để giám sát cháu, ngoài giờ học, anh luôn kiểm soát thời gian đầy đủ, hỏi han việc học hành của cháu thường xuyên và có ghi lịch biểu cụ thể hàng ngày cháu học như thế nào, đi về ra làm sao. Cùng với đó, anh chị vẫn luôn dành thời gian cho cháu đi chơi công viên, giải trí những trò chơi bổ ích.
 

Bố xích chân con để “cai nghiện” game  2Xích con vào ghế dễ gây ra lòng hận thù

PGS. TS. Trịnh Hòa Bình (ảnh) - Chuyên gia tâm lý, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội: Theo tôi, giáo dục con cái bằng hình thức xích chân vào ghế hay nhẹ hơn là nhốt trong nhà đều phi sư phạm. Biện pháp này dễ gây ra lòng hận thù của đứa trẻ, đẩy xa đứa con ra khỏi mình và khó đạt được thành công. Hoặc nếu đạt được “thành công” thì người bố cũng có một người con có tính cách nô lệ, sợ sệt. Tất nhiên, trong cuộc sống cũng có nhiều trường hợp không thể trị được nhưng về mặt nguyên tắc, nếu bố và con trở thành bạn của nhau, dành nhiều thời gian cho nhau hơn nữa để tâm sự như hai người bạn, để cho con hiểu thấu thì tốt nhất.

Thay vì cấm đoán 100%, người bố có thể gia tăng hình thức giải trí tích cực khác cho con. Nếu con quá nghiện thì nên giảm thời lượng xuống, có các bước đệm chứ nếu cắt đứt trẻ ra khỏi môi trường đó thì rất khó. Mặt khác, thay vì để cho con trẻ chơi các game có yếu tố kích động cao, tính chất gây nghiện lớn thì nên chuyển sang các game có tính giáo dục hấp dẫn, hình ảnh đẹp và phải đi kèm các biện pháp khác như hướng đến việc lao động tích cực, đọc sách… Nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, duy ý chí, mệnh lệnh, cường quyền thì sẽ phản tác dụng, phi giáo dục và kích thích sự thách thức của trẻ nhỏ mà thôi.

Phùng Bình

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong hôn nhân: Không phải 3 tuổi, không phải 5 tuổi, đây mới là con số phù hợp

Chuyện vợ chồng - 22 phút trước

Nhiều quan điểm cho rằng, chồng càng lớn tuổi hơn vợ sẽ càng hạnh phúc, nhưng liệu điều này có đúng?

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Từ giờ đến hết năm 2024, 5 con giáp này sẽ đón 2 tin vui bất ngờ

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2024 chắc chắn sẽ là một năm vô cùng may mắn về mặt tài chính lẫn tình cảm của những con giáp dưới đây. Mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây.

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Gia đình - 18 giờ trước

Thông báo của bà mẹ Trung Quốc trong cuộc họp gia đình khiến người con dâu sững sờ.

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Sợ con 'hụt hơi' khi vào lớp một, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học

Gia đình - 22 giờ trước

Khi năm học cũ còn chưa kết thúc, nhiều phụ huynh đã sốt sắng tìm lớp học thêm tiền tiểu học với hy vọng con không bị hụt hơi ngay từ lớp một.

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Những lý do bất ngờ khiến đàn ông khóc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một người đàn ông khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của một cảm xúc sâu sắc.

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Bố sững sờ, bật khóc khi lần đầu đến thăm nhà con gái lấy chồng xa

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi nhìn thấy ngôi nhà, người đàn ông sững sờ. Không thể tưởng tượng được rằng, con gái ông đang sống trong một ngôi nhà bằng đất, được làm từ những năm 1960.

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

'Mỗi tháng chồng đưa cho bạn 100 triệu, nhưng không về nhà, bạn có đồng ý không?' Câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất gây bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của mỗi người đều là một mớ hỗn độn, nhưng chúng ta không thể mãi tập trung vào những điều khiến bản thân chán nản. Thay vào đó, hãy ghi nhớ những khoảnh khắc khiến chúng ta cảm thấy hài lòng, ngọt ngào, ấm áp và đẹp đẽ.

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Trước khi may mắn 'giáng lâm', một người cần vượt qua 3 cái khổ này, ai làm được mới ung dung hưởng phúc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Số phận luôn khó dự đoán, đôi khi nó có thể khiến chúng ta rơi vào vận xui, cảm thấy bất lực và mất mát. Nhưng chúng ta không thể quên rằng, vận xui không tồn tại mãi mãi. Có thể một ngày nào đó, ánh sáng của may mắn sẽ đến, mang lại cho chúng ta vô vàn bất ngờ và niềm vui.

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chia tay tạm thời có cứu vãn được hôn nhân bế tắc?

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Câu hỏi đặt ra là liệu thời gian tạm dừng có thực sự hiệu quả, có thể giúp ích cho mối quan hệ của bạn về lâu dài hay sẽ phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ?

Top