Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021

GiadinhNet - Biến chủng SARS-CoV-2 của Anh gây bùng dịch ở Hải Dương lây lan nhanh, phải chặn chứ không phải đuổi theo dịch. Càng đuổi sẽ càng đuối", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh sáng 19/2.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021 - Ảnh 1.

Theo nhận định của Bộ Y tế, trong đợt dịch mới này (tính từ ngày 27/1 đến nay), Việt Nam đã ghi nhận 3 chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2. 

Phát biểu tại cuộc họp giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 sáng 19/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế - thông tin, ngày 18/2, Bộ Chính trị đã họp, nghe báo cáo công tác phòng chống dịch và tờ trình của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế về vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm quý I/2021, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài.

"Dịch COVID-19 sẽ không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2021" – Bộ trưởng nói và nhấn mạnh lại quan điểm, yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là người đứng đầu cấp uỷ phải chịu trách nhiệm với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn của mình, chỉ đạo trực tiếp với công tác này.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021 - Ảnh 3.

Các địa phương phải chuẩn bị tất cả tình huống, kịch bản, không chủ quan, lơ là với phòng chống dịch; phải vận dụng triệt để phương châm "4 tại chỗ" để khi dịch xảy ra có phương án ứng phó ngay. Tinh thần này, theo Bộ trưởng, đã được quán triệt ngay từ đầu năm 2020, khi dịch mới xảy ra ở Việt Nam.

Ổ dịch ở Hải Dương phức tạp, cần tăng cường biện pháp phòng chống dịch

Theo người đứng đầu ngành Y tế, người dân cả nước đã đón Tết an lành. Tuy nhiên, cũng trong Tết, một số địa phương phải căng mình đối phó dịch bệnh trong đợt dịch thứ 3 lần này.

"Như đã nhận định ban đầu, đợt dịch lần này tương đối phức tạp do virus gây nên là biến chủng của Anh, tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70%. Do đó, trong thời gian ngắn chúng ta phát hiện nhiều ca bệnh. Thêm vào đó, ổ dịch đầu tiên xảy ra ở khu công nghiệp. Thứ 3, dịch xảy ra ngay trước và trong dịp Tết nên độ phức tạp càng cao hơn" – Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021 - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Ông dẫn chứng thêm, những con số, báo cáo gần đây cho thấy ổ dịch ở Hải Dương (tới sáng 19/2 phát hiện 575 ca bệnh) vượt xa số mắc của Đà Nẵng trong đợt dịch trước (389); số ca mắc trung bình trong ngày của Hải Dương (20 ca/ngày) cũng cao hơn Đà Nẵng (15 ca/ngày).

"Thực sự biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh lần này có tốc độ lây lan mạnh hơn, nhanh hơn", GS Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Từ 27/1 đến nay, có 13 tỉnh/thành đã phát hiện ca bệnh. Đến nay, với những giải pháp quyết liệt, khá đồng bộ, 12/13 địa phương đã "cơ bản kiểm soát được" dịch. Riêng Hải Dương, tỉnh này đã triển khai khá đồng bộ các biện pháp. Thủ tướng đã chỉ đạo phong toả Chí Linh ngay ngày đầu, nhưng tới đây, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch ở tỉnh này. Bộ Y tế tiếp tục cử đoàn chi viện, đặc biệt tổ công tác đặc biệt của Bộ "cắm chốt" tại Hải Dương ngay từ ban đầu.

Chuẩn bị kịch bản số lượng lớn người phải cách ly đột xuất trong một lúc

Nhấn mạnh với các địa phương, Bộ trưởng một lần nữa nhắc lại yêu cầu không được chủ quan, lơ là, "không được nghĩ rằng dịch không xảy ra trên địa phương mình". Như Gia Lai tưởng chừng không có nhưng vẫn có ca bệnh, một số tỉnh khác cũng vậy. Do đó, địa phương phải chuẩn bị mọi phương án, kịch bản khi xảy ra dịch hay bùng phát dịch trên địa bàn.

Qua thực tiễn phòng chống dịch cho thấy, Bộ trưởng lưu ý các tỉnh/thành phải chuẩn bị kịch bản về cách ly và giãn cách.

Riêng với cách ly, các tỉnh phải chuẩn bị phương án, kịch bản số lượng lớn người phải cách ly đột xuất trong một lúc. Theo đó, địa phương phải chuẩn bị cách ly trường hợp F1 trong cả tình huống ít và nhiều F1. "Phải chuẩn bị tất cả các cơ sở có thể thực hiện cách ly", Bộ trưởng yêu cầu.

Ông dẫn chứng, ngay với ổ dịch Hải Dương, số lượng F1 cách ly vượt xa con số của Đà Nẵng. Hải Dương ngay từ ban đầu đã cách ly hơn 2.340 công nhân nhà máy Poyun. Đó là kịch bản mà các tỉnh cũng phải đặt ra để ứng phó. Cùng đó, phải có kịch bản khi xảy ra dịch trong khu công nghiệp, trường học, bệnh viện…

"Quan điểm của Ban chỉ đạo và Bộ Y tế ngay từ đầu là phải cách ly triệt để F1, có thế mới tách mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, ngăn chặn được dịch, bài học từ Đà Nẵng đã chứng minh quan điểm này".

Địa phương cũng phải kiểm tra trên toàn tỉnh những cơ sở nào có thể dùng cho việc cách ly và lên kịch bản cho việc cách ly đó, từ giám sát, điều hành, cung cấp nhu yếu phẩm đến theo dõi sức khoẻ…

Thứ 2, trong cách ly, phải phối hợp chặt chẽ với quân đội để hệ thống quân đội điều hành các cơ sở cách ly này. "Cách ly dân sự tốt nhưng có nơi chưa nghiêm nên có thể xảy ra lây nhiễm chéo", Bộ trưởng nói và cho hay đó là lý do Bộ Y tế đề nghị lực lượng quân đội vào điều hành toàn bộ hệ thống cách ly ở các cơ sở lớn tại Hải Dương.

Cùng đó, phải chuẩn bị tinh thần cho việc phải đưa số lượng lớn người không cách ly được ra khu vực lân cận theo chiến lược phòng thủ quân khu. Có thế mới tạm yên tâm, không luống cuống.

Thứ 3, Bộ trưởng đặt vấn đề về việc làm sao quản lý từng hộ dân để khi xảy ra ổ dịch trên địa bàn chúng ta biết hết người đi, người đến, tình trạng cách ly. Làm sao nếu phải cách ly theo Chỉ thị 16, chúng ta phải thực hiện nghiêm. Bộ trưởng biểu dương Hải Dương và đoàn công tác của Bộ Y tế hôm qua ở Hải Dương: "Đã chấn chỉnh việc giãn cách xã hội ở tỉnh này đã làm tương đối tốt nhưng phải nghiêm hơn".

Bộ Y tế đã có hướng dẫn thành lập Tổ Covid dựa vào cộng đồng hay tổ tự quản, có nơi đã sáng tạo giao cho bí thư chi bộ, đảng viên phụ trách bao nhiêu hộ dân nắm được toàn bộ người dân, nắm được ai đi ai đến để khi xảy ra thì ứng xử được ngay.

"Nhiều địa phương khi chưa có việc rất bình thản, coi là việc không quan trọng, nhưng nó sẽ rất quan trọng khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, có thế mới thực hiện khoanh vùng cách ly, mới thực hiện được".

Chuẩn bị tốt hơn cho xét nghiệm - "mấu chốt trong kiểm soát dịch"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần yêu cầu các địa phương chuẩn bị các phương án, kịch bản cho việc xét nghiệm nhiều hơn. Theo Bộ trưởng, phải đưa ra phương án dịch ở mức độ nào thì chuẩn bị xét nghiệm bao nhiêu, phải nâng công suất xét nghiệm trong thời gian rất ngắn mới đáp ứng được yêu cầu.

"Ở một số địa phương, Bộ phải điều động lực lượng tinh nhuệ vào để giải toả ban đầu, đó là 1-2 địa phương, Bộ mới đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm, nhưng nếu nhiều thì sao?" – Bộ trưởng đặt vấn đề.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021 - Ảnh 5.

Hội nghị giao ban trực tuyến về phòng, chống dịch với 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc, các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 sáng 19/2.

Ông đề nghị các tỉnh quan tâm đặc biệt tới công tác xét nghiệm, điều hành trong lấy mẫu và điều phối xét nghiệm. Tất cả các nhân viên y tế phải được tập huấn lấy mẫu, chia nhỏ để lấy mẫu, tại gia đình, cộng đồng, tại khu cách ly… Cùng đó, chuẩn bị trang thiết bị cho xét nghiệm.

"Khoanh vùng rộng, lấy mẫu diện rộng, xét nghiệm nhanh và phong toả diện hẹp để tránh tác động lớn lên người dân, nhưng phải làm được xét nghiệm mới làm được", Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò của xét nghiệm "là mấu chốt trong kiểm soát dịch". Nếu xét nghiệm chậm, chúng ta sẽ chạy theo dịch chứ không phải ngăn chặn dịch.

"Đặc biệt biến chủng SARS-CoV-2 của Anh gây bùng dịch ở Hải Dương lây lan nhanh, phải chặn chứ không phải đuổi theo dịch. Càng đuổi sẽ càng đuối", Bộ trưởng nói.

Đừng coi không có ca bệnh nên không xét nghiệm, không sàng lọc

Nói về việc chuẩn bị phương án điều trị, Bộ trưởng đề nghị các địa phương trong tình huống phát hiện một hoặc vài ca bệnh phải có nhiều có phương án.

Với Hải Dương, Bộ Y tế chỉ đạo phải thiết lập ngay 2 bệnh viện dã chiến, hôm nay sẽ đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến thứ 3. Với các địa phương, theo chỉ đạo của Thủ tướng theo Chỉ thị 05, cơ sở y tế lên tục phải sàng lọc. "Địa phương đừng coi vì không có ca bệnh mà không chủ động làm xét nghiệm, không làm sàng lọc"  bởi nếu phát hiện càng sớm, tiến hành dập dịch càng nhanh.

"Nếu để một thời gian rồi mới xét nghiệm phát hiện ra thì ổ dịch đã phát triển nhanh rồi. Ổ dịch ở công ty Poyun là một ví dụ. Phải liên tục giám sát, thực hiện nghiêm các đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế" – Bộ trưởng nhấn mạnh.



Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 5 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 7 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top