Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ luật Lao động (sửa đổi): Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, an sinh xã hội bền vững

Thứ hai, 10:30 30/09/2019 | Xã hội

Trao đổi với báo chí, ông Điều Bá Được - Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam cho biết việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến việc mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân.

25 triệu người cả nước tham gia BHXH bắt buộc

Bộ luật Lao động (sửa đổi): Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, an sinh xã hội bền vững   - Ảnh 1.

Ông Điều Bá Được, Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH.

Đối với Luật BHXH, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến việc mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân theo Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH.

Theo quan điểm của ông Điều Bá Được, Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cần hướng tới 3 nội dung chính.

Ông nhấn mạnh: "Trước tiên, để mở rộng vững chắc diện bao phủ vể BHXH, đặc biệt là BHXH bắt buộc thì ngay trong Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cần tạo bước đột phá trong nhận thức về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đó là mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động (có thuê mướn, sử dụng và trả lương), thay vì chỉ quy định áp dụng đối với người lao động có hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ đủ 1 tháng trở lên như trong Luật BHXH hiện hành".

Cũng theo ông, lý do vì, thực tế hiện nay, quan hệ lao động có thể được thông qua HĐLĐ, hoặc có thể thoả thuận bằng văn bản, hoặc không bằng văn bản. Nếu quy định phải có HĐLĐ mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì vừa không phát triển BHXH hết được số lao động, lại vừa tạo "lỗ hổng" để người lao động và chủ sử dụng lao động dừng ký HĐLĐ để chuyển sang thoả thuận bằng hình thức khác để ngừng đóng BHXH. Khi đó, mục tiêu mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH sẽ rất khó đạt được.

Theo tính toán, nếu bổ sung quy định bắt buộc tham gia BHXH đối với toàn bộ người có quan hệ lao động thì dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia BHXH trong diện này, nâng tổng số lên 25 triệu người của cả nước tham gia BHXH bắt buộc.

Đối với khu vực không có quan hệ lao động (lao động tự sản xuất, kinh doanh không thuê mướn lao động và cũng không làm thuê cho chủ sử dụng lao động khác), đây là khu vực có số lao động tương đối lớn. Việc chuyển đổi lao động giữa khu vực này với khu vực có quan hệ lao động diễn ra liên tục, vì vậy cần có quy định để đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho mọi người lao động. Cụ thể, người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động mà có việc làm và thu nhập ổn định, đang chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định thì cần được bổ sung vào diện tham gia BHXH bắt buộc. Khi đó, theo tính toán, số lao động này sẽ làm gia tăng diện bao phủ BHXH thêm hàng triệu người.

Ông Điều Bá Được tiếp lời: "Thứ hai, là vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Tôi cho rằng, cần quy định thống nhất về mức đóng thấp nhất, mức đóng cao nhất đối với BHXH, BHYT,bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thấp nhất phải bằng 70% thu nhập thực tế của nguời lao động nhận được từ người sử dụng lao động và cao nhất không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Thứ ba là tuổi nghỉ hưu. Đây là quy định về "độ tuổi hưởng lương hưu" không phải "tuổi nghỉ hưu" để phân biệt với tuổi nghề và không đồng nhất tuổi nghề với tuổi hưởng lương hưu. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế".

Được biết, BHXH Việt Nam thống nhất phương án tăng độ tuổi hưởng lương hưu đã nêu trong Dự án  Bộ luật Lao động sửa đổi lần này. Ngoài quy định độ tuổi hưởng lương hưu, Dự án cũng cần bổ sung quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội cho phù hợp tương đồng (hiện nay đang quy định là 80 tuổi).

Tuy nhiên, việc tăng độ tuổi hưởng lương hưu cơ bản, quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội sẽ kéo theo phải sửa hàng loạt các quy định trong Luật BHXH như: Quy định giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu (hiện nay đang quy định từ đủ 20 năm); cách tính tỷ lệ hưởng, tính mức lương hưu theo nguyên tắc đóng, hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững; điều chỉnh lương hưu; quy định hạn chế hưởng BHXH một lần; hạn chế nghỉ hưu trước tuổi …

Bộ luật Lao động (sửa đổi): Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, an sinh xã hội bền vững   - Ảnh 2.

Bộ luật Lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến việc mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân.

Bổ sung chế độ trợ cấp gia đình vào hệ thống an sinh xã hội

Trong Công ước 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) được thông qua ngày 28/6/1952 có quy định các tiêu chuẩn tối thiểu các trợ cấp BHXH. Theo Công ước này có 9 nhánh chế độ BHXH là: Chế độ chăm sóc y tế (BHYT); Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Chế độ hưu (bảo hiểm tuổi già); Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ & BNN); trợ cấp gia đình; Chế độ tàn tật (MSLĐ); Chế độ tử tuất.

Theo đó, ngay từ khi ban hành Công ước 102, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã coi trợ cấp gia đình là một trong 9 chế độ của BHXH đáng lưu tâm.

Mục đích của chế độ trợ cấp gia đình là nhằm: Hỗ trợ những người lao động đông con có được những trợ giúp vật chất cần thiết, tối thiểu để chăm sóc và nuôi dạy con cái; Khuyến khích người lao động tham gia BHXH và tạo nguồn lao động trong tương lai; Góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Cho đến nay, trên thế giới đã có hơn 80 nước thực hiện được chế độ trợ cấp gia đình. Những nước chưa thực hiện được dù ít dù nhiều cũng đều đã có những chính sách xã hội khác nhau để trợ giúp cho những gia đình đông con bất hạnh.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, thực tế chế độ này lại chưa được thực hiện đầy đủ, vì vậy tới đây cần phải được quy định cụ thể trong Luật người cao tuổi, Luật trẻ em.

Về vấn đề này, ông Điều Bá Được bày tỏ quan điểm:"Việc bổ sung chế độ trợ cấp gia đình vào hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đối với trẻ em và người già là yêu cầu cần thiết và cần được nghiên cứu bổ sung, tích hợp vào chế độ ốm đau, thai sản, BHYT".

Thật vậy, "trẻ em là mầm non tương lai của đất nước" nên việc ưu tiên chăm sóc, phát triển toàn diện đối với trẻ em sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Mặt khác, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam ngày càng nhanh, dự báo đến năm 2050 cứ 4 người dân có 1 người già chiếm 25% dân số, trong đó người già đơn thân, người già là nữ chiếm tỷ trọng lớn, người già không khỏe mạnh yêu cầu chăm sóc đặt ra ngày càng nhiều. Việc chăm sóc người già hiện nay và trong tương lai đang đặt ra sự cần thiết phải thiết kế bổ sung chế độ ngay từ bây giờ bởi thiết chế gia đình truyền thống có sự thay đổi việc chăm sóc của con cái đối với bố mẹ ngày càng ít thay vào đó việc cung ứng dịch vụ chăm sóc người già sẽ phát triển hơn.

Ngoài người già và trẻ em, ông Được cho biết thêm, Luật cũng cần nghiên cứu đề xuất thêm chế độ trợ cấp gia đình tập trung vào việc chăm sóc cả đối với người bị TNLĐ, BNN cần phục hồi chức năng hoặc cần người phục vụ.

Trợ cấp gia đình sẽ được bổ sung và tích hợp vào chế độ BHYT, chế độ ốm đau, thai sản trong BHXH bắt buộc với đề xuất mức đóng như sau: Mức đóng góp trên nền đóng BHYT hiên nay 4,5% 3% dành cho ốm đau, thai sản dự kiến đóng thêm từ 1 - 3% để chi cho chăm sóc trẻ em và chăm sóc người già.

Nội dung chi: ngoài chế độ BHYT, trẻ em từ 0 - 15 tuổi khi ốm đau hoặc người già cần phải chăm sóc thì bố hoặc mẹ (đối với con ốm đau) hoặc con (đối với người già) phải nghỉ việc để chăm sóc thì sẽ được quỹ bảo hiểm sức khỏe thanh toán bù đắp khoản tiền lương khi người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm hoặc chăm sóc người già.

Mức chi cụ thể sẽ được tính toán đề xuất phù hợp với nguyên tắc đóng, hưởng, nguyên tắc chia sẻ đối với người bị TNLĐ, BNN phải cần phục hồi chức năng hoặc cần người phục vụ. Mức cụ thể sẽ được nghiên cứu tính toán đề xuất cụ thể sau.

"Các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành phải bám sát tinh thần NQ28-NQ/TW và Dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi lần này với nhiều nội dung mới và rất phức tạp nên cần phải chủ động xây dựng kế hoạch khẩn trương triển khai thực hiện", ông Được nhấn mạnh.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Phát hiện quả bom dài 1,2m ở huyện Bình Chánh, TPHCM

Phát hiện quả bom dài 1,2m ở huyện Bình Chánh, TPHCM

Xã hội - 1 giờ trước

Quá trình san lấp và cải tạo đất, người dân ở huyện Bình Chánh, TPHCM phát hiện quả bom dài hơn 1,2m.

Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Xã hội - 2 giờ trước

Chiều 18/5, tại khu vực bãi biển cuối đường Hồ Xuân Hương, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xảy ra vụ đuối nước khi tắm biển khiến 2 người tử vong, 1 người còn đang mất tích.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Xã hội - 3 giờ trước

Nhiều tuyến phố Thủ đô được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn chào mừng 134 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2024).

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Top