Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị thương ở chân tay hay côn trùng đốt... mà có những dấu hiệu thế này thì cần tới bệnh viện ngay lập tức

Thứ ba, 07:00 09/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Tuy không phải là bệnh, nhưng nếu mắc phải chứng này với những dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc mà chậm đến bệnh viện thì có thể bị hoại tử phải cắt chi, tử vong chỉ từ một vết xước nhỏ, vết côn trùng cắn...

Xót xa vì bỗng dưng mất chi

Theo Phòng công tác xã hội (Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên), hôm 3/4/2019, Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân G.G.K (60 tuổi, trú tại Điện Biên Đông) trong tình trạng rất nguy kịch: Nhiễm khuẩn huyết.sưng nề và hoại tử vùng bàn cẳng tay trái; suy thận độ 3B.

Theo người nhà bệnh nhân, 3 ngày trước, ông K. đi rừng bị dao cắt phải bàn tay trái nhưng ông K. không tới cơ sở y tế điều trị vết thương mà tự điều trị tại nhà bằng lá rừng. Tới khi vết thương có những dấu hiệu như xuất hiện sưng nề, hoại tử, ông mới được gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh nhân rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong, nguy cơ cắt cụt chi.

Ông K. được điều trị tích cực bằng bù dịch, kháng sinh phối hợp, dinh dưỡng tĩnh mạch, cấy máu. Tới nay bệnh nhân đã tỉnh nhưng còn mệt, sưng nề hoại tử mô mềm vùng bàn cẳng tay trái, tình trạng suy thận cải thiện chậm.


Nguồn ảnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

Nguồn ảnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

Còn nhớ năm 2018, bé gái 3 tuổi Đ.A.T (huyện Phong Thổ, Lai Châu) cũng bị nhiễm khuẩn huyết. phải cắt cụt hai tay. Mẹ bé đau đớn cho biết, trước khi bị sốt vài ngày, cháu có dấu hiệu ăn kém và sau đó bị sốt, chị chỉ nghĩ là bệnh trẻ con, do thời tiết thay đổi.

Sáng hôm sau chị hoảng hồn thấy ngón tay, ngón chân con bị tím đen, trên da có vết phồng như phỏng nước. Ngay lập tức gia đình đưa cháu đến Bệnh viện huyện Phong Thổ, rồi bệnh viện đa khoa tỉnh và được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sỹ đã cấy tất cả các loại vi khuẩn để tìm căn nguyên bệnh như liên cầu lợn, than, cúm, viêm khớp dạng thấp... nhưng đều âm tính, chưa tìm ra căn nguyên gây bệnh cho cháu bé.

Hà Nội cũng từng có trường hợp ở ngay thành phố vẫn bị nhiễm khuẩn huyết, hôn mê sau khi bị côn trùng đốt.

Chớ coi thường từ nốt muỗi đốt, vết xước... trên da

Ths.Bs Nguyễn Thế Dũng – Trưởng khoa Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên) khuyến cáo, khi gặp tai nạn thương tích người bệnh cần kiểm soát được tình trạng mất máu của vết thương, đảm bảo sát khuẩn, tránh gây nhiễm khuẩn.

Đặc biệt, khi bị thương, người dân không nên tự ý điều trị ở nhà, hoặc điều trị tại các cơ sở y tế kém chất lượng để tránh những hậu quả đáng tiếc như suy đa phù tạng (thận, gan,…), nhiễm khuẩn huyết, uốn ván…dẫn tới cắt cụt chi, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn huyết là bệnh nặng, nhưng lại có thể gặp sau những căn nguyên như sau viêm họng, viêm tai, vết xước trên da, thậm chí là do côn trùng đốt cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

"Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận... và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải" - PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong, Trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết trên báo Tuổi trẻ. Khi xác định bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn. Ví dụ nhiễm trùng máu hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… do trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng các hệ này trước.

Nhiễm khuẩn huyết không phải bệnh, nhưng tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân, hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì nhiễm khuẩn huyết có thể tử vong chỉ từ một vết xước nhỏ, vết côn trùng cắn... nên các bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý để được điều trị "ngõ vào" gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết sớm. Nhiễm khuẩn huyết có thể điều trị, nếu người nhà thấy bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được điều trị tích cực.

Bác sĩ sẽ kiểm tra chuyên sâu, cấy máu, xác định vi khuẩn trong máu, nguồn lây nhiễm, số lượng tiểu cầu, thay đổi chức năng gan thận… để kiểm tra và ngăn chặn sự nhiễm trùng, kiểm soát chức năng hoạt động của các cơ quan và điều chỉnh huyết áp cân bằng, đưa ra hướng điều trị khác (như máy thở, hoặc lọc máu, một vài trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng).

Dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết:

Nhiễm khuẩn huyết có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng có các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như:

- Sốt cao, nhiệt độ cơ thể không ổn định;

- Thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở;

- Mạch nhanh; thở nhanh;

- Ớn lạnh;

- Đi tiểu ít hơn bình thường;

- Buồn nôn, ói mửa; bị tiêu chảy...

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, một số nhóm có nguy cơ cao hơn như nhóm người bị suy giảm hệ miễn dịch (mắc các bệnh như HIV/AIDS, ung thư); trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; người cao tuổi, đặc biệt là những người có vấn đề sức khỏe; người mới phẫu thuật; bệnh nhân tiểu đường…

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 2 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 7 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 11 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 12 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 14 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top