Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết tráng kiện ở tuổi bát thập của cựu sinh viên già nhất Việt Nam

Thứ bảy, 12:00 20/12/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Ở tuổi 80, ông Ân vẫn hào hứng với công việc học tập đến mức nhiều đêm thức nghiên cứu tài liệu đến 1-2 giờ sáng.

 

Giấy báo nhập học của “lão sinh viên”.

 

Chuyên ngành Luật kinh tế với những số liệu, thống kê cũng chưa khi nào làm ông nản lòng trong 5 năm học đại học. Gặp lại cựu sinh viên già nhất Việt Nam này, chúng tôi được nghe ông chia sẻ những bí quyết để cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ minh mẫn hết sức bất ngờ.

Quyết tâm “đi tìm chữ” của ông lão tuổi thất thập

5 năm qua, người dân thôn Tân Phượng (Tân Mỹ, TP. Bắc Giang) đã rất quen thuộc với hình ảnh ông lão tóc bạc đeo cặp xách, chạy xe Chaly “cúc cu” đi học vào mỗi dịp cuối tuần. Đó chính là ông Hoàng Ân (SN 1933) – người đã nổi tiếng khắp cả nước khi thi đỗ vào Đại học Mở Hà Nội (hệ đại học từ xa) năm 2009 ở tuổi 77. Ngôi nhà rêu phong được che kín bởi cây leo tường xanh mướt của ông Hoàng Ân nằm trong một ngõ nhỏ. Khi chúng tôi đến, ông lão tóc trắng đang ngồi bệ vệ cạnh chiếc bàn học chất đầy sách vở. Cựu sinh viên cho hay dù đã hoàn thành chương trình học nhưng ông vẫn còn rất nhiều kiến thức chưa biết tới.

Ông Ân hồi tưởng, khi còn trẻ, ông từng làm kế toán cho một công ty nhà nước. Năm 1965, ông được cử đi học ở trường Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung Ương, nay là Học viện Tài chính. Đến năm 1970 tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm kế toán trưởng rồi chủ nhiệm Hợp tác xã mua bán Hà Bắc. Đến khi nghỉ hưu, ông lại có đam mê nghiên cứu về sử học. Ông thường viết sử cho các dòng họ, đình chùa tại địa phương. Ông viết bài cộng tác với Viện sử học, Viện nghiên cứu Hán Nôm… Ông cũng viết tài liệu tham khảo cho một số hội thảo sử học về bảo tồn di sản. Sau một thời gian làm công việc nghiên cứu, ông nhận thấy mình cần phải đi học thêm để có thêm kiến thức và rèn luyện khả năng viết bài. Vì vậy, ông lão tuổi thất thập đã quyết định đi thi để theo học ngành Luật kinh tế - bộ môn không hề “dễ nuốt” kể cả với những người trẻ tuổi đang còn sung sức.

Ông Ân giải thích lý do đi đến quyết định khiến nhiều người ngạc nhiên này: “Kinh tế và sử học nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau nhưng công việc nghiên cứu cần nhiều kỹ năng phân tích, tổng hợp. Khi chưa đi học, tôi viết bài tham luận thường dài từ 15 – 16 trang. Đi học tôi biết thêm nhiều, tư duy cũng logic hơn, thu gọn được những vấn đề cần diễn giải nên tôi viết sử ngắn gọn và hay hơn. Hơn nữa, trước kia tôi đã học về kinh tế nên nếu học tiếp về chuyên ngành này sẽ có nhiều thuận lợi”. Một lý do nữa khiến ông Ân chọn ngành Luật kinh tế là vì ông muốn giúp bà con ở quê, tư vấn để họ có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. “Nhiều khi bà con không biết mình đúng hay sai, cũng không biết mình có quyền lợi gì để giành lấy”, ông Ân cho biết.

Việc ông lão ở cái tuổi “xưa nay hiếm” cắp sách đi học khi đã có đủ công danh sự nghiệp khiến dân làng được phen bàn tán xôn xao. Nhiều người nói rằng ông già rồi mà còn thích làm việc ngược đời để gây sự chú ý. Và tất nhiên, chẳng ai tin ông có thể học hết 5 năm. Vợ con ông ban đầu cũng ngăn cản vì lo ông vất vả, không đủ sức khoẻ để duy trì thời gian học dài như vậy. Tất cả đều khuyên ông nên nghỉ ngơi quây quần bên con cháu. Tuy nhiên, niềm đam mê học hành của ông như ngọn lửa không ngừng cháy. Ông muốn học để mở mang đầu óc. Trước đây vì kinh tế khó khăn, mải lo cho con cái yên bề gia thất, bây giờ già mới dám nghĩ đến chuyện học hành của mình. Ông vẫn nhớ nguyên cảm xúc của lúc nhận được giấy báo trúng tuyển và những ngày đầu đi học. Ông hào hứng kể lại: “Nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, tôi sung sướng như được trở về thời trai trẻ. Đến giảng đường, bạn học cùng lớp đều chạc tuổi con cháu mình. Tôi xách cặp vào lớp, nhiều bạn hỏi: “Thưa giáo sư, giáo sư tìm ai ạ?”. Tôi đáp: “Tôi đi tìm chữ”. Họ vẫn không tin cho đến khi giảng viên lên và tôi vẫn ngồi ở chỗ của mình”.

Với hệ đại học từ xa, thời gian lên giảng đường chỉ có hai ngày cuối tuần nên với ông Ân cũng không quá vất vả. Tuy nhiên, việc tiếp thu các kiến thức về các bộ môn liên quan đến luật pháp, kinh tế không phải là điều dễ dàng với ông lão gần U80. Bởi vậy nên trên lớp, ông luôn cố gắng nghe hiểu và ghi kịp những điều giảng viên nói. Ông cũng không bỏ thi môn nào ngoại trừ những môn được nhà trường đặc cách do trùng với chương trình ông từng học. Điều ông thấy vui nhất đó là kết thúc mỗi năm học, Hội Khuyến học địa phương lại mời ông ra nhận thưởng khuyến học. Phần thưởng chỉ là cuốn sổ, cây bút nhưng được cùng các cháu học sinh trong làng xếp hàng nhận thưởng, ông thấy mình trẻ lại, tinh thần phấn chấn, háo hức.

Trong suốt thời gian đi học, ông Ân luôn lo lắng không biết liệu mình có trì hoãn được cái quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của trời đất không. Nhưng đến tháng 9 vừa qua, ông đã hoàn thành được khóa học của mình một cách ấn tượng. Dù được nhà trường đề nghị miễn thi tốt nghiệp, nhưng ông đề nghị được tham gia như những bạn học khác. Bởi ông tâm niệm, đi học không phải để lấy bằng xin việc như những người trẻ, mà để lấy kiến thức. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy, ông đi học một cách nghiêm túc, hăng say vì mong muốn học hỏi thực sự chứ không phải vì mục đích cá nhân nào khác. Kết thúc 5 năm học, ông đã tuân thủ đúng mọi nghĩa vụ của một sinh viên thực thụ. Nó không chỉ đánh dấu quãng thời gian phấn đấu của ông mà còn để nhắc nhở con cháu lấy sự học làm trọng. Hiện ông Ân có 4 cháu là thạc sĩ, 8 cháu đã vào đại học. Trong dòng họ của cựu sinh viên già nhất Việt Nam này, nhiều người cũng đỗ đạt cao.

Ngày nào cũng tập dưỡng sinh

Dù mái tóc đã bạc gần hết nhưng ở tuổi 82, ông Ân vẫn sở hữu vóc dáng tráng kiện, bước đi nhanh nhẹn. Ông cho biết trong 5 năm học đại học, ông hiếm khi bị ốm hay nghỉ học vì lý do sức khỏe. Ngoài vết thương cũ từ hồi chiến tranh thỉnh thoảng tái phát thì cơ thể ông vẫn khỏe mạnh, không bệnh tật gì cả. Điều làm chúng tôi khâm phục nhất là ông không chỉ lớn tuổi mà mắt phải của ông đã không còn nhìn thấy từ lâu (do bị biến chứng sởi từ nhỏ), nhưng đọc sách báo hay viết lách ông cũng không cần dùng tới kính. Ông viết bằng tay rồi gửi bản thảo đến các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, chữ viết của ông rất đẹp, các con cháu cũng không mấy người theo kịp.

Chia sẻ về bí quyết để có cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ minh mẫn, lão cựu sinh viên cởi mở: “Tôi chẳng có bí quyết gì cả, chỉ luôn cố gắng sinh hoạt và tập thể dục điều độ. Mỗi bữa phải cố gắng ăn hai bát cơm, nếu thức ăn nhiều đạm thì phải ăn được ít nhất một bát. Ngày ăn đủ ba bữa, không bỏ bữa. Ngủ đủ giấc và tập thể dục hàng ngày”. Mỗi ngày, hai buổi sáng chiều ông đều mở đĩa tập dưỡng sinh lên để tập theo. Hôm nào bận quá không tập được, buổi tối ông tranh thủ tập trước lúc đi ngủ để không bị quên bài và giữ thói quen cho cơ thể. Ngày nào tập thể dục xong ông cũng ngủ rất ngon, không bị mất ngủ như những người cùng tuổi. Cơ thể cũng vì thế mà không mỏi mệt. Ông cũng nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Ông chỉ làm bạn với nước chè xanh, nước vối để cơ thể phòng tránh khỏi các chất độc hại. Đặc biệt, ông cũng “bật mí” một yếu tố vô cùng quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe, đó là việc đi vệ sinh đều đặn. Ông giải thích: “Trong một lần đi khám bệnh, tôi được các bác sĩ căn dặn phải đi đại tiện mỗi ngày, sau bữa ăn tối chừng 1-2 tiếng. Các chất thải trong cơ thể tích tụ ở đại tràng, nếu để qua một đêm sẽ tạo ra H2S, chất độc gây hại cho cơ thể. Tôi đã làm theo và thấy rất hiệu quả. Vì thế mà tôi duy trì nó đến tận bây giờ”.

Nhờ những bí quyết đơn giản trên mà hơn 10 năm nay, ngoài việc thỉnh thoảng nhức đầu sổ mũi thì ông chưa khi nào bị ốm nặng hay bệnh tật gì. Với thể lực dồi dào, ông luôn tự tin, hào hứng đi khắp nơi nghiên cứu lịch sử rồi về nhà cặm cụi viết tay gửi cho các cơ quan cộng tác. Thậm chí, nhiều khi viết bài hăng say quá, ông ngồi viết đến tận 2-3 giờ sáng nhưng hôm sau vẫn không thấy mệt mỏi. Theo ông Ân, đó chính là kết quả của việc tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc về sinh hoạt hàng ngày.     

Bảo An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 8 phút trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 55 phút trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 1 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 3 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 4 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 4 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top