Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết sống trường thọ ở làng đại lão niên bên dòng sông Thu Bồn

Chủ nhật, 08:00 11/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là một ngôi làng nhỏ với số vị cao niên lên tới gần 300 người, trong đó các cụ trên 90 tuổi chiếm số lượng gần 100.

 

Không gian của làng Đại Bình là một yếu tố giúp người dân ở đây sống lâu.

 

Vậy bí quyết nào giúp người dân nơi đây sống trường thọ đến vậy? Có đặt chân tới mảnh đất ấy, nghe các cụ cao niên chia sẻ, chúng ta mới hiểu, thực ra bí quyết giúp sống lâu, sống khỏe của họ lại vô cùng đơn giản.

Làng của người cao tuổi

Lão thầy thuốc đặc biệt của ngôi làng đại lão niên

Trong làng này, có một lão thầy thuốc đặc biệt tên là Nguyễn Lạn (75 tuổi). Sau 47 năm công tác, ông nghỉ hưu về sống cuộc sống thanh tịnh nơi xóm làng. Nghỉ việc ở cơ quan nhưng khi về với bà con, ông lại đem kiến thức chuyên môn của mình để chữa bệnh cứu người. Dù tuổi cao, đường sá đi lại khó khăn nhưng ông không quản ngày đêm, mưa nắng đi đến các thôn làng xa xôi để khám chữa bệnh cho bà con. Bao nhiêu năm qua, ông đã cứu chữa cho hàng ngàn người thoát khỏi sự hành hạ của bệnh tật. Với ông, đó là niềm vui sống vì đã làm được việc có ích cho đời. Sau những giờ đi khám, chữa bệnh ông Lạn lại trở về vui thú điền viên cùng những người bạn già trong làng. Cuộc sống bình yên đến lạ thường.

Con đường nhỏ vào làng rợp bóng những khóm cây trái hai bên đường. Xa xa, thấp thoáng những ngôi nhà ngói đỏ ba gian hai trái. Dù cách trung tâm huyện Nông Sơn (Quảng Nam) không xa nhưng làng Đại Bình vẫn giữ được nét đẹp đơn sơ, mộc mạc của làng quê Việt. Đặc biệt, có những câu chuyện về bí quyết sống thọ của người dân nơi đây. Ngôi làng này có 1.208 nhân khẩu thì có tới hơn 300 người thuộc hàng cao niên, trong đó có 83 người trên 90 tuổi. Nếu tính người trên 60 tuổi thì các bậc cao niên ở đây chiếm hơn một phần ba dân số cả làng.

Song điều đáng nói là dù tuổi đã cao nhưng họ không sống phụ thuộc vào con cháu. Cụ Phan Văn Đắc năm nay đã ở tuổi 92 nhưng ngày ngày vẫn tự tay trồng cây, xới đất với bước chân khá vững chãi. Cụ bảo: “Ở đây tuổi như chúng tôi còn khá nhiều, cuốc đất trồng rau, chăm cây trái hằng ngày là thường!”. Hàng ngày, những vị cao niên này vẫn miệt mài với công việc đồng áng, vun trồng nên những cánh đồng bạt ngàn lúa khoai và cả những khu vườn đầy quả ngọt. Chính vì thế, ở một nơi được mệnh danh là chốn “bồng lai tiên cảnh, thiên nhiên trù phú” đã xuất hiện một ngôi làng được gọi là “làng của những vị tiên”. Nơi ấy có nhiều cụ già ở cái tuổi bách niên, râu tóc bạc phơ nhưng vẫn còn khá minh mẫn, nặng động hoạt bát không kém gì thanh thiếu niên mười tám đôi mươi. Ngoài 100 tuổi có các cụ Phan Thử (SN 1907), cụ Nguyễn Thị Dĩ (SN 1910), cụ Phùng Thị Quảng (SN 1911), cụ Nguyễn Thị Dự (SN 1913), cụ Trương Khanh (SN 1914) đều đã vượt qua cái ngưỡng thượng thọ của người làng.

Anh Trần Kim Hùng (Trưởng thôn Đại Bình) kể rằng: “Làng Đại Bình không nhớ rõ được thành lập từ năm nào và cũng không có một gia phả hay hương ước nào ghi rõ ngày tháng thành lập cũng như người khai khẩn của làng. Đại Bình đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử song vẫn giữ được nét hồn quê Việt Nam với cây đa, bến nước, sân đình!”. Một điều đặc biệt là mặc dù chỉ cách một con sông nhưng phía bên kia là thị trấn Trung Phước thì bom đạn liên tục nổ ra, bên này làng Đại Bình lại tuyệt nhiên không có một viên đạn nào lạc tới. Cuộc sống của người dân cứ bình yên trôi đi như thế.

Sống trường thọ nhờ tình yêu với thiên nhiên

Theo lý giải của anh Bình thì đa số cư dân ở đây đều làm nghề nông. Vì vậy, khẩu phần ăn hàng ngày của họ chủ yếu là thực vật. Có lẽ, thực phẩm là yếu tố góp phần vào việc kéo dài tuổi thọ của người dân nơi đây. Đặc biệt, có nhiều cụ mặc dù đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng hàng ngày vẫn rèn luyện sức khỏe bằng cách xách nước tưới rau, trông hoa màu theo mùa vụ.

Cuộc sống của người dân nơi đây tuy khó khăn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng chính sự vất vả đó đã tạo cho họ nghị lực và sức sống bền bỉ. Người dân nơi đây luôn lấy lao động làm niềm vui sống nên trên gương mặt họ luôn lộ rõ niềm lạc quan, yêu đời. Các bậc cao niên trong làng đều cho rằng, chính dòng sông Thu Bồn quanh năm hiền hòa, chở nặng phù sa đã nuôi dưỡng tâm hồn đầy lạc quan, sống đậm đà tình cảm của con người nơi đây.

Trò chuyện với cụ Phan Thử gần 100 tuổi, cụ cười nói phúc hậu kể lại: “Nhiều lần chúng nó (con cháu cụ) mời về ở gia đình nó cho vui nhưng hai cụ đều từ chối vì chúng tôi là người ham lao động, cuốc đất trồng rau, vui thú cảnh điền viên, chứ lên thành phố chật chội, ồn ào... không quen!”. Người con trai của cụ nay cũng đã qua cái tuổi thất thập tâm sự: “Sáng mô (nào) ông cũng đọc báo, đọc thơ tui nghe. Nhiều lúc ngẫu hứng ông còn hát hò vui vẻ lắm! Từ xưa đến nay làng sống vốn thanh bình, bà con đều trọng tình cảm, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn!”. Điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là tuy tuổi đã cao nhưng cụ vẫn đọc được chữ mà không cần dùng đến kính, đôi mắt cụ vẫn sáng, bước chân còn rất khỏe khoắn.

Ngoài cuộc sống vốn thanh bình và chứa chan tình cảm, cụ Thử cũng cho biết: “Làng Đại Bình vốn là vùng đất trù phú do dòng sông Thu Bồn mang lại, đất đai màu mỡ, làng làm nông là chính, thường xuyên lao động chân tay nên sức khỏe dẻo dai. Trong vườn mình trồng rau quả ăn cho sạch, lại đỡ tốn tiền, đỡ tốn công mà không lo thuốc này, thuốc kia như báo đài thường đưa tin. Mình cứ mùa nào thức nấy mà trồng, mà ăn cho khỏe bụng!”.

Người dân làng Đại Bình thường trồng cây xanh và giữ gìn làng xóm luôn được sạch sẽ như giữ gìn lá phổi xanh của làng. Nơi đây, nhà ở hầu hết được thiết kể theo cấu trúc ba gian mang đậm bản sắc làng quê Việt, thực sự là nơi an dưỡng lý tưởng cho các cụ lúc tuổi già. Không chỉ cần cù lao động mà Hội người cao tuổi ở Đại Bình luôn đi đầu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ với phương châm “sống tốt đời đẹp đạo”. Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan học học giỏi. Chia sẻ về bí quyết sống trường thọ của mình, cụ Thử bảo: “Muốn có một sức khỏe dẻo dai thì cái tâm phải được thanh thản, nghỉ ngơi. Sống lạc quan yêu đời, không nên bi quan, phiền muộn. Đêm nào trước khi đi ngủ tôi cũng đọc sách, cảm thấy rất dễ chịu. Không chỉ vậy, tôi còn thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe”.

“Người dân cần cù chịu khó, tích cực lao động sản xuất nên có một nền tảng sức khỏe dẻo dai. Cuộc sống quanh năm gắn bó với ruộng vườn nên phương châm sống của người dân là thân thiện, cởi mở, lấy lao động làm niềm vui, xây dựng nếp sống văn minh, hạnh phúc chứ cũng chẳng có gì gọi là bí quyết sống lâu cả!”, anh trưởng thôn cho biết thêm. Làng Đại Bình giữa lòng miền Trung nhưng lại mang đặc trưng của một làng quê Nam Bộ với hàng chè tàu làm hàng rào, cây trái lúc lỉu trên cành, chim muông ca hát líu lo suốt tháng ngày. Người dân sống hiền hòa và gắn mình với thiên nhiên không tách rời. Nhìn chung mỗi cụ ông, cụ bà ở làng sống lâu đều có một cách sinh hoạt khác nhau nhưng điểm chung giữa họ là có đời sống sinh hoạt đơn giản, hoạt động nhiều cũng như chế độ ăn hợp lý. Tất cả những yếu tố đó làm nên bí quyết sống lâu của họ.     

Thanh Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 1 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 2 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 4 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 4 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Top