Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị hạ đường huyết ăn gì, uống gì để tăng?

Thứ bảy, 19:34 10/06/2023 | Sống khỏe

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu thấp dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, chân tay run…, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê. Vì vậy cần phải xử trí kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm.

1. Hạ đường huyết xảy ra khi nào?

Đường huyết chỉ hàm lượng đường trong máu có vai trò cung cấp năng lượng nuôi các tế bào, đảm bảo chức năng của hệ thần kinh và não bộ. Khi đường trong máu không ổn định, tăng hay giảm đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Cơ thể chúng ta hấp thụ đường thông qua các thức ăn có nhiều carbohydrate, được cung cấp từ thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, bánh mì, ngũ cốc, ngô, khoai, sắn, các loại đồ ngọt… Cơ thể phân hủy carbohydrate thành glucose , được vận chuyển trong máu đến não và các cơ quan khác để tạo năng lượng.

Glucose đi vào các tế bào với sự trợ giúp của insulin - một loại hormone do tuyến tụy sản xuất. Insulin cho phép glucose đi vào tế bào và cung cấp nhiên liệu mà tế bào cần. Glucose dư thừa được lưu trữ trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen.

Khi chúng ta không ăn trong vài giờ, lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể sẽ ngừng sản xuất insulin. Một loại hormone khác từ tuyến tụy được gọi là glucagon báo hiệu cho gan phá vỡ glycogen được lưu trữ và giải phóng glucose vào máu. Điều này giữ cho lượng đường trong máu ổn định cho đến khi chúng ta ăn lại.

Cơ thể chúng ta cũng có khả năng tạo ra glucose. Khi nhịn ăn kéo dài, cơ thể có thể phân hủy chất béo dự trữ và sử dụng các sản phẩm phân hủy chất béo làm nhiên liệu thay thế.

Nên ăn gì, uống gì khi bị hạ đường huyết? - Ảnh 2.

Hạ đường huyết nhẹ gây mệt mỏi, chóng mặt, run rẩy...

Đối với người bị đái tháo đường, cơ thể có thể không tạo ra insulin hoặc có thể phản ứng kém hơn với insulin. Kết quả là glucose tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu.

Nhưng sử dụng quá liều insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm quá nhiều dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn ít hơn bình thường, hay bỏ bữa, uống rượu, tập thể dục nhiều hơn bình thường…

Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh đái tháo đường nguyên nhân có thể do: nghiện rượu , suy dinh dưỡng, rối loạn ăn uống, chán ăn, viêm gan nặng, xơ gan, nhiễm trùng nặng…

2. Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết

Một người bị hạ đường huyết thường có dấu hiệu:

  • Mệt mỏi
  • Run rẩy hoặc bồn chồn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Cảm thấy đói hoặc buồn nôn
  • Khó chịu hoặc lo lắng
  • Tim đập nhanh
  • Ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má, da tái xanh…

Hạ đường huyết nặng có thể có triệu chứng: nhầm lẫn, có hành vi bất thường hoặc cả hai, mất phối hợp, nói lắp, nhìn mờ… Nặng hơn nữa có thể gây co giật, thậm chí hôn mê.

Những dấu hiệu trên có thể xảy ra khi người bệnh bị đói do nhịn ăn, ăn muộn, bỏ bữa hoặc có khi xảy ra vào ban đêm rất nguy hiểm, đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường.

3. Cách xử trí nhanh khi bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết nhẹ thường có thể được điều trị bằng các loại carbohydrates có tác dụng nhanh. Đây là những loại carbohydrate đơn giản không cần phải chia nhỏ trong quá trình tiêu hóa.

Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bị hạ đường huyết, cách tốt nhất là ăn các thực phẩm giúp làm tăng lượng đường trong máu để nhanh chóng nâng đường huyết lên.

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cách xử trí khi bị hạ đường huyết đối với trường hợp hạ đường huyết nhẹ và người bệnh vẫn tỉnh táo. Thực hiện nguyên tắc 15/15: Khi phát hiện các triệu chứng của hạ đường huyết nên test ngay đường máu mao mạch nếu có thể. Khi đường máu< 3,9 mmol/l nên làm theo các bước sau:

- Bước 1: Ăn hoặc uống 15g carbohydrate

- Bước 2: Đợi 15 phút

- Bước 3: Kiểm tra lại đường máu

- Bước 4: Nếu đường huyết < 3,9 mmol/l, cần xử trí lặp lại bước 1-4. Nếu đường huyết >= 4mmol/l: ăn bữa chính hoặc bữa phụ nếu đã đến bữa ăn

Lưu ý: 15g carbohydrate tương đương với 1 trong những thứ sau:

  • 1 viên glucose
  • Uống nửa ly nước trái cây hay nửa lon nước ngọt
  • 1 muỗng canh đường hoặc 1,5 muỗng canh mật ong (ăn hoặc pha trong nước uống)
  • Nhai 5 - 6 viên kẹo hay bánh quy ngọt
  • Nửa quả cam hoặc nửa quả chuối
  • 1 lát bánh mỳ sanwich
Nên ăn gì, uống gì khi bị hạ đường huyết? - Ảnh 4.

Nửa ly nước trái cây tương đương 15g carbohydrate.

Để phòng ngừa hạ đường huyết, chúng ta không nên nhịn đói, ăn quá muộn hoặc nhịn ăn và hoạt động thể lực quá mức, đặc biệt là không bỏ bữa sáng. Đối với những người dễ có lượng đường trong máu thấp nên ăn các bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Nên ăn khoảng 3 - 4 giờ một lần.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về dùng thuốc và chế độ ăn uống. Thường xuyên kiểm tra đường huyết. Luôn mang theo đồ ăn nhẹ như bánh, kẹo, trái cây, viên glucose… để có thể dùng ngay khi có biểu hiện hạ đường huyết.


Kim Ngân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 6 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Top