Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh cúm dễ “lấy mạng” ai?

Thứ ba, 08:07 24/07/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 210.000 trường hợp mắc cúm gồm các chủng A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Thông tin mới được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra, có 20-50% số ca mắc cúm thuộc chủng A/H1N1. Trong khi tỷ lệ mắc ở miền Bắc chiếm hơn 62% thì số người tử vong vì cúm lại tập trung chủ yếu ở phía Nam.


Một trường hợp “cúm xoàng” biến chứng viêm phổi phải nằm thở máy tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.     Ảnh: TG.

Một trường hợp “cúm xoàng” biến chứng viêm phổi phải nằm thở máy tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TG.

Phía Bắc tập trung số mắc, phía Nam tập trung số tử vong

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, ghi nhận lác đác một số trường hợp mắc cúm A/H1N1, trong đó có 2 ca rất nặng.

Một trong số đó là bệnh nhân T.T.N (70 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội). Bệnh nhân N nhập viện sau sốt, mệt mỏi dài ngày, chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng đã biến chứng viêm phổi, phải thở ôxy. Sau điều trị 1 tuần, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và bình phục dần.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, tại miền Bắc ghi nhận tới hơn 131.000 ca mắc cúm, chiếm hơn 62% so với tổng số mắc của cả nước. Số liệu của Hệ thống Giám sát cúm Quốc gia cho thấy, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A/H1N1 chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A/H3N2. Dù số mắc tập trung nhiều ở phía Bắc, nhưng tại phía Nam lại là nơi ghi nhận nhiều chùm ca bệnh cúm A/H1N1, cùng đó, số ca tử vong vì chủng này cũng cao hơn rất nhiều.

Gần đây nhất, nạn nhân tử vong là một sản phụ 35 tuổi, quê ở Đồng Tháp. Chị N.T.V mang thai ở tuần 32, được bệnh viện địa phương chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM vào giữa tháng 6/2018 điều trị trong tình trạng suy hô hấp, sốt cao. Sau các kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ xác định thai phụ nhiễm cúm A/H1N1. Bệnh nhân đã được đặt nội khí quản thở máy, điều trị tích cực. Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp không cải thiện, bệnh đe dọa trực tiếp sinh mạng của mẹ và bé nên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã hội chẩn cùng Bệnh viện Từ Dũ thực hiện cuộc phẫu thuật bắt con. Bé gái chào đời với cân nặng 1,6kg được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ chăm sóc may mắn không bị nhiễm cúm từ mẹ. Sản phụ tiếp tục được điều trị tích cực bằng thở máy, kháng sinh, chăm sóc dinh dưỡng… Tuy nhiên, sau 3 tuần nằm viện, tình trạng bệnh không cải thiện, chị V qua đời hôm 17/7.

Được ghi nhân tử vong cùng ngày với sản phụ H vào ngày 17/7 cũng vì cúm A/H1N1 là trường hợp ông H.H.H (48 tuổi, ở Tây Ninh). Ông H có tiền sử bị bệnh tán huyết, thiếu men G6PD và bệnh đái tháo đường. Khi nhiễm cúm, ông có triệu chứng như mệt, khó thở, sốt cao… nên được gia đình đưa đến cơ sở y tế tư nhân tại địa phương, sau đó chuyển xuống TPHCM điều trị. Sau 1 tuần, ông H không qua khỏi đã tử vong.

Tháng 6/2018, tại TPHCM ghi nhận liên tiếp 2 chùm ca bệnh cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy. 3 trường hợp đã tử vong, 2 trong số đó thuộc ổ bệnh ở Chợ Rẫy.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, tại các tỉnh, thành miền Nam đã có ít nhất 7 ca tử vong do cúm A/H1N1. Trên thực tế, các bệnh nhân tử vong hầu hết mắc bệnh mãn tính (suy thận mãn, đái tháo đường…), cơ địa béo phì và không tiêm phòng cúm.

Thanh niên cũng có nguy cơ biến chứng vì cúm

Cúm A/H1N1 là một trong các chủng cúm mùa. Bình thường, một người mắc cúm có biều hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như: Sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng… Bệnh thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường.

“Ngoài nhóm những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ cao hơn, nhóm các bệnh nhân cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai cũng là đối tượng nguy cơ cao dễ bị biến chứng khi nhiễm cúm như bị viêm phổi, viêm cơ tim, bội nhiễm virus, suy hô hấp”, BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) nói.

Tuy nhiên, không phải chỉ riêng đối tượng đó mới có nguy cơ diễn biến nặng vì cúm. BS Trung Cấp cảnh báo, đã từng có những nam thanh niên khoẻ mạnh, không có tiền sử bệnh tật, khi mắc cảm cúm, nghĩ cảm xoàng nên chủ quan tự mua thuốc điều trị. Đến khi bệnh nhân nhập viện thì đã quá muộn. BS Trung Cấp cũng cho biết thêm, đối với người khỏe mạnh, nguy hiểm nhất là virus cúm gây biến chứng viêm cơ tim, viêm phổi. Những bệnh nhân này nếu không được sử dụng thuốc kháng virus sớm thì nguy cơ tử vong rất cao.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định, tại Việt Nam, dù chưa ghi nhận sự biến đổi về độc lực của chủng virus cúm A/H1N1. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại về tình trạng hàng nghìn ca nhiễm cúm, ít nhất 7 trường hợp tử vong tại khu vực phía Nam thì rất đáng lưu tâm. Nếu trước đây, cúm mùa thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân (thời tiết ẩm ướt) thì những năm gần đây, bệnh xuất hiện quanh năm.

Một điểm cần lưu ý khác trong diễn biến bệnh cúm A/H1N1, nhiều chuyên gia cho rằng, do việc giao lưu đi lại thuận lợi và dễ dàng nên virus cúm cũng xâm nhập nhanh hơn. Cúm A/H1N1 lưu hành ở hàng trăm quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong khu vực Đông Nam Á, cúm A/H1N1 có sự gia tăng tại Lào, Singapore. Từ điều này cho thấy, không loại trừ việc khách du lịch, du học sinh mang mầm bệnh từ các nước có dịch trở về. Chỉ sau một bữa tiệc liên hoan, gặp mặt bạn bè, người thân, virus cúm có thể lây lan sang những người khác.

Trong số các loại chủng cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, các chuyên gia đánh giá, cúm thể A là thể thường xuyên tự “làm mới” mình bởi sự biến đổi liên tục và có thể tạo thành các chủng virus có độc lực cao, lây lan nhanh, ảnh hưởng cho sức khỏe người dân. Ngoài ra, khác với các chủng cúm A/H3N1, cúm B - thường chỉ tấn công các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi, rất nguy hiểm.

Đây cũng là lý do các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo người dân chủ động tiêm phòng vaccine cúm mùa để ngừa nhiễm và hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nặng khi nhiễm. Điều đáng nói, hiện tỉ lệ tiêm phòng vaccine cúm mùa ở Việt Nam còn rất thấp, dưới 1% tổng dân số. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ca bệnh cúm A/H1N1 gia tăng hơn những năm trước.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: “Nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường, bệnh nhân nên đến viện. Đặc biệt khi thấy cơ thể sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm”.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 10 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 11 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Top