Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái 10 tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt, vừa nhìn chai nước mà cô bé uống mỗi ngày bác sĩ đã hiểu nguyên nhân

Thứ tư, 13:29 21/10/2020 | Sống khỏe

Người mẹ không thể ngờ chai nước nhỏ bé mà con gái sử dụng mỗi ngày chính là nguyên nhân của mọi dấu hiệu bất thường.

Mới đây, khi xuất hiện trong chương trình "Doctor Is Hot" của Đài Loan, bác sĩ chuyên khoa Thận - Hồng Vĩnh Tường đã kể về một trường hợp bệnh vô cùng đặc biệt. Hôm đó, có một người phụ nữ đến phòng khám và hỏi: "Thưa bác sĩ, liệu uống nước có khiến bệnh viêm da cơ địa của trẻ tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn không?"

Theo lời kể của người phụ nữ này, chị có 1 cô con gái năm nay 10 tuổi, cô bé bị sốt do nhiễm trùng đường tiết niệu cách đây 1 năm và được bác sĩ khuyên cho uống nhiều nước mỗi ngày, tuy nhiên khi cô bé thực hiện điều đó thì căn bệnh viêm da cơ địa cũ lại đồng thời tái phát nghiêm trọng.

Bé gái 10 tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt, vừa nhìn chai nước mà cô bé uống mỗi ngày bác sĩ đã hiểu nguyên nhân - Ảnh 1.

Uống nước đựng trong chai nhựa suốt 1 năm, cô bé bị dậy thì sớm và viêm da cơ địa. (Ảnh minh họa)

Nhận ra vấn đề có gì đó không sáng tỏ, bác sĩ Hồng quyết định yêu cầu người mẹ hãy đưa con gái đến gặp mình, đồng thời hãy cầm theo ấm đun nước và dụng cụ đựng nước.

Nghe lời bác sĩ, người mẹ dẫn con gái đến phòng khám. Vừa gặp cô bé, bác sĩ Hồng đã nhanh chóng nhận ra làn da mỏng manh của cô bé bị trầy xước do viêm da dị ứng, nhưng đáng chú ý nhất chính là phần chai đựng nước của cô bé, nó chính là chai nhựa PET,

Theo bác sĩ: Người mẹ đã cho con gái mình sử dụng chai nhựa này được 1 năm. Nhưng chai nhựa PET nhìn chung chỉ có thể sử dụng tối đa trong 1 tuần. Chất liệu của chai PET chứa nhiều hóa chất dẻo và kim loại nặng, nó sẽ bị hòa tan trong nước. Trẻ em tiếp xúc với các hóa chất này trong thời gian dài sẽ gây viêm da cơ địa, hen suyễn, dậy thì sớm.

Khi nghe đến đây, mẹ của cô bé thảng thốt tiết lộ: "Hèn gì con bé mới 10 tuổi mà đã có kinh nguyệt rồi".

Sau đó, người mẹ này nghe theo lời dặn của bác sĩ, không cho con gái uống nước đựng trong chai nhựa nữa và bệnh viêm da cơ địa dần thuyên giảm và hết hẳn.

Cách nhận biết từng loại chai nhựa an toàn cho sức khỏe

Nhựa là vật liệu tiện lợi không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta hầu như không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất có trong chai nhựa. Tuy nhiên, nhựa cũng có nhiều loại, có loại dễ hòa tan nhưng cũng có loại thì không. Nếu hiểu rõ được đặc tính của từng loại nhựa, mọi người có thể giảm thiểu khả năng ăn các hạt nhựa.

Theo Trung tâm Thông tin Môi trường và Sở Y tế thành phố Đài Trung, nhựa chủ yếu được chia thành 7 loại. Tùy từng loại mà có những đặc tính an toàn riêng. Khi mua và sử dụng đồ nhựa, những con số này mang ý nghĩa là:

Số 1 - PET (Nhựa polyethylene terephthalate)

Nhựa PET thường xuất hiện nhiều nhất trong các loại chai nước ngọt, lọ bơ đậu phộng, tương ớt, thậm chí trong bao bì thực phẩm đông lạnh. Nó được dùng để đựng mỹ phẩm, vì dễ tạo khuôn. Ngoài ra, nó thường được sử dụng để lưu trữ hóa chất, bao gồm cả chất tẩy rửa gia dụng.

Nhựa này có thể tái sử dụng, nhưng tốt nhất không nên sử dụng nhiều lần.

Số 2 - HDPE (Nhựa high-density polyethylene)

Nhựa HDPE cứng hơn một chút, có thể sử dụng để chứa đựng các sản phẩm nặng như bột giặt, bình đựng nước chai 25 lít...

Số 3 - PVC (Nhựa polyvinyl chloride)

Nhựa PVC không chịu được nhiệt độ cao, không thể cho vào lò vi sóng. Nhiều người dùng màng bọc thực phẩm này cho thịt chín, nhưng nếu thức ăn nóng tiếp xúc với nhựa này sẽ sinh ra chất độc nguy hiểm. PVC xuất hiện trong mọi thứ từ kính râm đến vật liệu chống đạn.

Số 4 – LDPE (Nhựa low-density polyethylene)

Nhựa LDPE chịu nhiệt thấp từ 70-90 độ C, nhưng lại có khả năng chống ăn mòn, chịu được axit, có thể cho được vào lò vi sóng nhưng khuyến cáo không nên tiếp xúc với thực phẩm. Bạn thường thấy nó được sử dụng cho túi ni lông trong các hàng tạp hóa hoặc màng bọc thực phẩm.

Bé gái 10 tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt, vừa nhìn chai nước mà cô bé uống mỗi ngày bác sĩ đã hiểu nguyên nhân - Ảnh 2.

Nhựa LDPE được sử dụng cho túi ni lông trong các hàng tạp hóa.

Số 5 – PP (Nhựa polypropylene)

Nhựa số 5 là an toàn nhất, giống như hộp bảo quản, chịu được nhiệt độ cao, axit, kiềm và va chạm, nhiệt độ chịu nhiệt đạt 100-140 độ C.

Số 6 - PS/PS-E (Nhựa polystyrene/expanded polystyrene)

Nhựa số 6 cần tránh xa nơi có nhiệt độ cao, axit, kiềm. Nó thường xuất hiện trên các hộp đựng, ví dụ như khay đựng trứng, đĩa nhựa, hộp đựng thức ăn dùng một lần. Chất polystyrene có thể hòa tan trong thực phẩm nóng, sử dụng lâu dài có thể gây ung thư.

Số 7 - Các loại nhựa khác

Nhựa số 7 là các sản phẩm nhựa khác ngoài 6 loại nhựa nói trên, nhưng xuất hiện trên nhiều loại vật dụng, bao gồm cả bình sữa trẻ em... Một số sản phẩm có nguy cơ giải phóng chất hóa dẻo, nên cần phải cẩn thận khi sử dụng nhựa số 7.

Theo số liệu sức khỏe của Tổ chức Ung thư Đài Loan, nhựa số 5 là an toàn nhất, không có độc tính đối với răng miệng, không làm tăng nguy cơ ung thư ở người. Vì vậy, nó là vật liệu đựng thực phẩm lý tưởng trong hộp nhựa.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 7 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 8 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top