Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 5 tháng tuổi nôn liên tiếp 2 ngày, vòng đầu to thấy rõ, có nguy cơ tử đột tử vì mắc căn bệnh này

Thứ sáu, 11:38 02/08/2019 | Sống khỏe

Trẻ mắc bệnh não úng thủy không được chữa trị kịp thời sẽ gia tăng áp suất não, gây ra tình trạng nôn ói, nóng nảy, chậm chạp trí tuệ, tim ngừng đập, thậm chí là đột tử.

BS Ngô Xương Đằng, khoa Nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bé trai 5 tháng tuổi nôn liên tiếp 2 ngày, chán ăn, được mẹ đưa vào phòng cấp cứu.

Tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI), phát hiện bệnh nhi mắc bệnh não úng thủy nghiêm trọng. Ban đầu, bác sĩ hoài nghi có khối u trong não bệnh nhi, nhưng sau đó xác định là não úng thủy bẩm sinh. Sau khi tiến hành phẫu thuật chọc hút dịch não, tình trạng của bệnh nhi cơ bản đã ổn định.

Bé 5 tháng tuổi nôn liên tiếp 2 ngày, vòng đầu to thấy rõ, có nguy cơ tử đột tử vì mắc căn bệnh này - Ảnh 1.

BS Ngô Xương Đằng chia sẻ: "Khi bệnh nhi được đưa vào phòng cấp cứu, vòng đầu của bệnh nhi gia tăng thấy rõ, điều này chứng minh tình trạng của bệnh nhi đã kéo dài hơn 1 tháng. Tuy bệnh nhi đã được chọc hút dịch não tủy, nhưng dịch não tủy đã gia tăng áp suất lên não bộ trong thời gian dài, e là sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động và sự phát triển của hệ thần kinh. Di chứng để lại có lẽ là chậm phát triển về ngôn ngữ, bệnh nhi cần phải tái khám và theo dõi sát sao về lâu dài".

BS Ngô Xương Đằng cho biết, trẻ mắc bệnh não úng thủy là do dòng chảy của dịch não tủy bất thường tích tụ trong não. Đây là vấn đề thường gặp ở khoa ngoại thần kinh, nguyên nhân gây ra có thể do khối u, nhiễm trùng, dị tật não bẩm sinh. Giai đoạn trẻ sơ sinh, vòng đầu của bé phát triển nhanh có thể xem là đặc điểm của bệnh não úng thủy. Giai đoạn trẻ lớn hơn, vòng đầu của trẻ ít có sự thay đổi, nhưng có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu.

Trẻ mắc bệnh não úng thủy không được chữa trị kịp thời sẽ gia tăng áp suất não, gây ra tình trạng nôn ói, nóng nảy, chậm chạp trí tuệ, tim ngừng đập, thậm chí là đột tử.

Bé 5 tháng tuổi nôn liên tiếp 2 ngày, vòng đầu to thấy rõ, có nguy cơ tử đột tử vì mắc căn bệnh này - Ảnh 2.

Não úng thủy là gì?

Não úng thủy là tình trạng dư thừa quá mức dịch não tủy (CSF), khiến não và sọ sưng lên. Dịch não tủy là chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống, có vai trò cung cấp dưỡng chất cho não.

Dịch não tủy được hình thành chủ yếu trong hệ thống não thất do sự tiết của đám rối mạch mạc. Đám rối này nằm trong hai não thất bên, não thất ba và não thất bốn nhưng chủ yếu là trong hai não thất bên. Từ não thất, dịch não tủy sẽ di chuyển đến các bộ phận của hệ thần kinh.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị não úng thủy

- Đầu bé sưng bất thường: Đây là dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất. Đường kính của đầu tăng theo từng ngày. Sọ sẽ mở rộng, căng phồng, mềm, có thể cảm nhận được khi sờ vào đầu. Ngoài ra, tình trạng này có thể khiến đầu bé trở nên hơi kỳ quặc và bất thường so với kích thước cơ thể.

- Tách xương sọ: Bạn có thể thấy các vết nứt xuất hiện ở các phần khác nhau. Đây là những đường nối xương sọ nằm bên dưới da.

- Mắt bé nhìn lệch xuống: Bé luôn nhìn xuống mà không di chuyển mắt nhiều.

- Chán ăn và nôn: Bé sẽ không chịu ăn uống. Nôn mửa trở nên phổ biến.

- Khó chịu và động kinh: Trẻ sơ sinh trở nên tức giận và thường xuyên bị động kinh.

Bé 5 tháng tuổi nôn liên tiếp 2 ngày, vòng đầu to thấy rõ, có nguy cơ tử đột tử vì mắc căn bệnh này - Ảnh 3.

Ngăn ngừa não úng thủy ở trẻ sơ sinh

Không có cách nào để ngăn ngừa chứng tràn dịch não mặc dù bệnh này được phát hiện khá sớm khi bé còn ở trong bụng mẹ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm ra cách để ngăn ngừa và chữa trị bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể làm một số việc sau để giảm bớt rủi ro.

- Khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai: Không bao giờ bỏ lỡ buổi hẹn của bác sĩ khi bạn mang thai và theo sát lịch trình siêu âm. Phát hiện sớm sẽ khiến cho cơ hội sống của bé tăng lên.

- Tiêm chủng trong thời gian mang thai: Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh thông thường để giảm các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

- Bảo vệ bé không bị chấn thương đầu: Loại bỏ những vật thể không an toàn khi bé tập bò, tập đi. Sử dụng nôi có lan can bảo vệ hoặc thanh chắn để ngăn không cho bé bị ngã. Khi đi du lịch bằng ô tô, sử dụng ghế an toàn dành cho trẻ em.

- Tiêm chủng cho trẻ: Bảo vệ bé khỏi bệnh tật có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến não. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về lịch tiêm phòng và theo sát nó.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 9 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 23 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top