Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 11 tháng tuổi ở Hòa Bình mắc Kawasaki: Đây là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào?

Thứ ba, 07:55 17/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh gây tổn thương nhiều nơi đặc biệt là động mạch vành và cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thực tổn tại tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Chiều 16/3, thông tin từ Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi 11 tháng tuổi (trú tại Lương Sơn, Hòa Bình) mắc bệnh Kawasaki. Đây cũng là ca bệnh Kawasaki đầu tiên được điều trị khỏi tại Trung tâm Sản Nhi.

Theo đó, bệnh nhi được đưa đến khoa Cấp cứu, Trung tâm Sản Nhi ngày 10/3 trong tình trạng sốt cao, viêm kết mạc không có nhử nhèm; môi đỏ, nứt và chảy máu; lưỡi có màu dâu tây; vùng mặt, cổ xuất hiện ban da; hạch góc hàm 2 bên kích thước 1,5cm kèm theo bong da ở đầu chi, hậu môn và vùng sinh dục.

Bé 11 tháng tuổi ở Hòa Bình mắc Kawasaki: Đây là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Các bác sĩ khám cho bệnh nhi. Ảnh BVCC

Qua khai thác bệnh sử được biết, khi ở nhà, bệnh nhi bị sốt liên tục trong 6 ngày và đã được cho dùng thuốc hạ sốt dạng uống và dạng đặt, tuy nhiên tình trạng sốt cao không giảm. Bệnh nhi liên tục quấy khóc kèm theo ban đỏ phần da ở mặt và cổ nên được gia đình đưa đi khám.

Tại Trung tâm Sản Nhi, sau khi thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki và được áp dụng ngay phác đồ điều trị tích cực bằng Aspirin liều cao, truyền IVIG liều 2g/kg trong 10h.

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng sốt của trẻ giảm, tình trạng toàn thân ổn định, các chỉ số trong giới hạn bình thường và có kế hoạch được xuất viện. Sau điều trị, bệnh nhi tiếp tục được quản lý và theo dõi tại khoa Cấp cứu.

Mẹ bệnh nhi chia sẻ, lúc đầu, khi được bác sĩ thông báo con mắc bệnh Kawasaki, chị thực sự rất hoang mang, lo lắng vì chưa từng được nghe tên bệnh và cũng không biết bệnh có nguy hiểm không, có thể điều trị khỏi được không. Hiện tại, khi con đã ổn định, chị mới thực sự yên tâm.

Kawasaki là bệnh gì?

ThS.BS Nguyễn Đức Long, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết, Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm theo viêm lan tỏa hệ mạch máu nhỏ và vừa chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Đây được coi là bệnh hiếm với tỷ lệ mắc từ 50-100/100.000 trẻ.

Bé 11 tháng tuổi ở Hòa Bình mắc Kawasaki: Đây là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Các dấu hiệu của bệnh. Ảnh minh họa

Theo BS Bùi Thu Phương, Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), Kawasaki là bệnh được đặt theo tên một bác sĩ Nhật Bản Kawasaki Tomisaku, người có công phát hiện bệnh này lần đầu vào năm 1961. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh trở thành nguyên nhân hay gặp nhất gây nên bệnh tim ở trẻ em.

Trên thế giới, Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh cao hơn gái với tần suất trung bình là 1,5:1, lứa tuổi hay gặp là < 5 tuổi.

Tại Nhật Bản, bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao vào mùa Đông Xuân. Tại Việt Nam, sự phân bố bệnh theo mùa không rõ rệt, gặp nhiều trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Theo Ủy ban Quốc gia về Kawasaki của Nhật và Hội Tim mạch Mỹ, bệnh có một số biểu hiện như:

- Sốt cao liên tục ít nhất 5 ngày (là dấu hiệu bắt buộc)

- Viêm đỏ kết mạc mắt 2 bên không có nhử

- Biến đổi đầu chi: Phù nề, đỏ tím, bong da

- Biến đổi khoang miệng: Môi đỏ, lưỡi đỏ nổi gai

- Ban đỏ đa dạng toàn thân

- Hạch góc hàm hay dưới cằm có đường kính 1,5 cm; chắc và không hóa mủ

Bệnh gây tổn thương nhiều nơi đặc biệt là động mạch vành và cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thực tổn tại tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy con có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bố mẹ cần cho con đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

N.Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 3 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 4 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 18 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 20 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Top