Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắt quả tang tôm sú bị bơm tạp chất, chuyên gia chỉ rõ bệnh tiềm ẩn khi ăn phải tôm bẩn và cách nhận biết

Thứ bảy, 11:59 30/04/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong trường hợp gian thương "phù phép" những con tôm đã bị ươn, hỏng để trở nên bắt mắt, người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa và đối mặt với nguy cơ ngộ độc cao.

Những lỗi thường mắc khi đo huyết áp khiến kết quả sai lệch, bác sĩ chỉ rõ 7 mẹo đo cho kết quả chính xác!Những lỗi thường mắc khi đo huyết áp khiến kết quả sai lệch, bác sĩ chỉ rõ 7 mẹo đo cho kết quả chính xác!

GiadinhNet - Theo các chuyên gia y tế, việc đo huyết áp không phải lúc nào cũng chính xác bởi một số thói quen có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Kiên Giang,  đoàn kiểm tra thuộc Đội QLTT số 5 khi tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở thu mua tôm của ông N.V.Đ có địa chỉ tại xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã phát hiện, bắt quả tang cơ sở này đang trực tiếp bơm tạp chất Agar vào 15 kg tôm sú nguyên liệu.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số tôm cùng với các dụng cụ, tạp chất để tiếp tục thẩm tra xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Bắt quả tang tôm sú bị bơm tạp chất, chuyên gia chỉ rõ bệnh tiềm ẩn khi ăn phải tôm bẩn và làm sao để nhận biết? - Ảnh 2.

Bột agar được gian thương dùng để bơm vào tôm được đựng trong thùng sơn cáu bẩn. Ảnh minh họa

Bột agar được gian thương dùng bơm vào tôm nguy hiểm như thế nào?

Bột agar là một sản phẩm được chiết xuất từ tảo đỏ. Với khả năng tạo sự kết dính thực phẩm, bột agar được sử dụng trong chế biến thạch rau câu, giò chay, bánh và một số món ăn khác. Vì giá thành rẻ, không màu, không mùi nên agar thường được các gian thương sử dụng để tăng trọng lượng và đồng thời "phù phép" cho tôm trở nên bắt mắt hơn.

Mặc dù agar được chiết xuất từ thực vật và hoàn toàn không gây độc hại. Tuy nhiên, khi được sử dụng với mục đích sai trái này thì lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Bắt quả tang tôm sú bị bơm tạp chất, chuyên gia chỉ rõ bệnh tiềm ẩn khi ăn phải tôm bẩn và làm sao để nhận biết? - Ảnh 3.

Tôm bị bơm tạp chất thường căng phồng các đốt. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, thủy sản nói chung và tôm nói riêng khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển. Nếu ăn phải sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa.

Nguy hiểm hơn, trong trường hợp gian thương "phù phép" những con tôm đã bị ươn, hỏng để trở nên bắt mắt, người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa và đối mặt với nguy cơ ngộ độc cao.

Ngoài ra, nếu người bán sử dụng các chất bảo quản độc hại như hàn the, ure... thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Người ăn phải có khả năng bị ngộ độc cấp tính. Sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra rối loạn hoạt động của tuyến giáp, hệ thần kinh...

Cách nhận diện tôm bị bơm tạp chất

Theo khuyến cáo của lực lượng chức năng, khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thật thường mềm, phẳng. Khi lật mang của con tôm lên sẽ phát hiện ra ngay, bởi mang của tôm bơm thạch rau câu sẽ căng, còn mang của tôm bình thường sẽ rất mềm. 

Bắt quả tang tôm sú bị bơm tạp chất, chuyên gia chỉ rõ bệnh tiềm ẩn khi ăn phải tôm bẩn và làm sao để nhận biết? - Ảnh 4.

Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Ảnh minh họa

Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.

Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Từ vụ thai phụ suýt tử vong vì chủ quan khi bị phù chân, khó thở, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cần đi khám sớmTừ vụ thai phụ suýt tử vong vì chủ quan khi bị phù chân, khó thở, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cần đi khám sớm

GiadinhNet - Dấu hiệu sưng, phù ở chân, tay và mặt... tăng dần, lớn hơn so với ban đầu dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám sớm.

Ca sĩ Hoàng Hải giờ ra sao

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 16 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 17 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top