Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ gặp những dấu hiệu loét, sùi sau đây, cần nghĩ ngay tới ung thư khoang miệng

Thứ sáu, 14:03 16/11/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - "Nhiều trường hợp bệnh nhân loét miệng kéo dài chủ quan không đến khám mà để lâu, đến khi phát hiện ra bệnh thường giai đoạn cũng khá muộn do các ung thư trong khoang miệng di căn khá sớm" - BS Cảnh nói

Theo TS.BS. Nguyễn Huy Cảnh - Khoa Y học thực nghiệm (Bệnh viện 108), phần lớn những ung thư niêm mạc và vùng hàm mặt chưa được phân chia ranh giới rõ ràng.

Tuy nhiên, gần đây người ta quan niệm rằng ung thư khoang miệng bao gồm: Ung thư lưỡi, sàn miệng, niêm mạc má, khẩu cái mềm, khẩu cái cứng, vùng tam giác hậu hàm…


Ung thư khoang miệng chiếm khoảng từ 10 – 12% trong tổng số các ung thư.

Ung thư khoang miệng chiếm khoảng từ 10 – 12% trong tổng số các ung thư.

Theo một số tác giả thì tỷ lệ các ung thư hay gặp nhất trong ung thư khoang miệng là ung thư lưỡi (52%), tiếp đến là sàn miệng (16%)…

Cũng theo TS Cảnh, nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân gây các ung thư trong khoang miệng liên quan nhiều đến rượu, thuốc lá, do vệ sinh răng miệng kém, những nhiễm khuẩn mạn tính, những người có nhiễm virus Epstein – Bar. Tuy nhiên cơ chế đến nay còn chưa rõ ràng.

Triệu chứng nào cảnh báo ung thư khoang miệng?

BS Cảnh cho biết, những tổn thương vùng khoang miệng thường dễ nhìn và khám trực tiếp hơn những tổn thương ung thư ở sâu như vùng hầu họng, thực quản, dạ dày vv… nên có thể phát hiện được sớm. Nếu bệnh nhân được thăm khám sớm thì tiên lượng điều trị sẽ tốt.

Những triệu chứng cơ năng thường xuất hiện sớm, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, phát âm, đau và dễ chảy máu. Nên nếu bệnh nhân có những triệu chứng này nên đến khám kiểm tra và theo dõi để phát hiện bệnh sớm.

Những triệu chứng thực thể quan trọng nhất để có thể phát hiện sớm thường gặp trong ung thư khoang miệng là:

Tổn thương loét: thường đáy gồ ghề, có thể loét đơn thuần hoặc có những nhú phủ trên những mảnh tổ chức hoại tử, có mùi hôi thối, dễ chảy máu, sờ thấy bờ gồ ghề, cứng chắc, ít hoặc không di động, ranh giới không rõ, và có thể thấy thâm nhiễm ra các vùng và tổ chức xung quanh.

Tổn thương sùi: thường là những nụ nhỏ, gồ, như hình súp – lơ, có thể kết hợp tổn thương loét, chảy máu.

Theo vị chuyên gia này, do tổn thương thực thể chủ yếu là tổn thương sùi, loét, chảy máu… nên người ta khuyến cáo với những người có tổn thương loét dù nhỏ mà tồn tại ở 1 vị trí cố định trên 1 tháng thì có chỉ định sinh thiết để xác định bản chất tổn thương.

"Nhiều trường hợp bệnh nhân loét miệng kéo dài chủ quan không đến khám mà để lâu, đến khi phát hiện ra bệnh thường giai đoạn cũng khá muộn do các ung thư trong khoang miệng di căn khá sớm" - BS Cảnh nói

Điều cần lưu ý khác là di căn ung thư vào các hạch đầu mặt cổ thường xảy ra sớm, đặc biệt là với những ung thư của lưỡi và sàn miệng. Sớm nhất là di căn vào các nhóm hạch vùng dưới cằm, dưới bờ hàm và hạch cổ, có thể di căn 1 bên mà cũng có thể di căn 2 bên.

Hạch di căng to dần gây chèn ép đường thở, xâm lấn vào các mạch máu lớn gây khó thở, đau đầu, và hoại tử gây chảy máu ồ ạt vùng hàm mặt dẫn đến tử vong rất nhanh.

Khuyến cáo nào để tránh cái chết từ ung thư khoang miệng?

Theo BS Cảnh, tốt nhất là phải hết sức cảnh giác trước mọi tổn thương có tính chất mạn tính, kéo dài, mọi vết loét mới xuất hiện nhất là người trên 40 tuổi mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Hãy nghi ngờ là có ung thư và cần khám lâm sàng kỹ lưỡng, có thể làm xét nghiệm tế bào nếu có nghi ngờ, và khám ở những nơi có bác sỹ chuyên khoa, đặc biệt ở những cơ sở có kinh nghiệm để phát hiện sớm, tránh bỏ qua những trường hợp nghi ngờ để lại hậu quả đáng tiếc sau này.

"Ung thư khoang miệng có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, nếu phát hiện muộn thì tiên lượng rất xấu do ung thư di căn sớm…." - BS Cảnh nói.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 32 phút trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bằng đôi bàn tay khéo léo, lương y Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) - thành viên của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh mà không cần dùng thuốc.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc vui chơi và nhảy cùng bạn bè trong ngày cưới, chú rể có trèo lên ghế nên bị ngã đập vùng hạ bộ vào thành ghế...

Top