Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ công dụng của lạc luộc với sức khỏe, 8 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Thứ sáu, 17:07 30/06/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Mỗi bữa ăn, bạn chỉ nên ăn khoảng 25 hạt lạc, tương đương với 300g sẽ không phải lo lắng về cân nặng.

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ

GĐXH - Rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả...

Lạc luộc là món ăn dân dã trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam nhưng ít ai biết rằng, việc ăn lạc luộc thường xuyên lại có những tác dụng không ngờ tới sức khỏe của bạn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xét về dinh dưỡng thì hạt lạc có thể sánh ngang với trứng gà, sữa, các loại thịt. Lạc chứa nhiều protein, chất xơ, đường đơn, phốt pho, kali, magie, kẽm cũng như các vitamin E, vitamin B2, vitamin B3...

Bất ngờ công dụng của lạc luộc với sức khỏe, 8 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, lạc rất giàu dinh dưỡng, là thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe rất tốt, lạc hàm chứa một số lượng lớn các sterol thực vật, rất có ích đối với sức khỏe, đặc biệt là chất sitosterol-β có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến sữa và bệnh huyết áp tim mạch.

Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu sâu hơn phát hiện, trong lạc còn hàm chứa "resveratrol", chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, không những có thể ngăn chặn ung thư mà còn có thể ức chế kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và nhồi mãu não...

Ăn lạc nên ăn bao nhiêu là đủ?

Để không bị tăng cân và an toàn cho sức khỏe, bạn nên biết cách tính calo trong thức ăn để xác định được tổng lượng calo mình tiêu thụ mỗi ngày từ các loại đồ ăn, thức uống trong đó có cả lạc luộc. Muốn duy trì cân nặng ổn định, tổng lượng calo bạn nạp vào cơ thể không nên quá 2000 calo.

Với lạc luộc, mỗi bữa ăn, bạn chỉ nên ăn khoảng 25 hạt lạc, tương đương với 300g sẽ không phải lo lắng về cân nặng. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn lạc luộc trước các bữa ăn để giảm tiêu thụ thực phẩm.

Khi ăn nên nhai kỹ hơn để kéo dài cảm giác no là đốt cháy nhiều calo hơn.

8 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn lạc

Bất ngờ công dụng của lạc luộc với sức khỏe, 8 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Người bị bệnh gút

Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn. Trong khi đó, lạc lại chứa nhiều protein chất dầu, vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.

Người mắc bệnh tiểu đường

Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo. Vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.

Người đang giảm cân

Lạc chứa chất béo và lượng calo cao. Đặc biệt lạc rang cùng dầu ăn thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi. Nếu ăn chúng, người bệnh sẽ béo lên nhanh chóng chứ không thể cải thiện được cân nặng và số đo vòng eo của mình.

Người bị cao huyết áp

Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút, người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.

Người vừa phẫu thuật túi mật

Thông thường khi ăn lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn lạc vì khi cắt bỏ túi mật cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa, nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan

Người bị bệnh phù thũng

Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ đọng khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.

Nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.

Lưu ý: Tuyệt đối không được ăn lạc mốc vì trong lạc mốc có chứa mầm mống của chất gây ung thư chất độc nấm mốc có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ăn phải những hạt lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua… nên loại bỏ ngay.

Mật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụngMật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụng

GĐXH - Nếu đang uống mật ong, bạn hãy chọn cho mình thời điểm phù hợp, tùy theo mục đích của mình để phát huy công dụng tốt nhất.

Rau ngải cứu và những tác dụng thần kỳ ít người biết

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một số nghiên cứu khẳng định chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, gúp giảm viêm chẳng hạn như tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu không nên bỏ qua

Rối loạn nhịp tim và những dấu hiệu không nên bỏ qua

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thêm một loại quả ngọt thơm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để nâng cao đề kháng

Thêm một loại quả ngọt thơm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để nâng cao đề kháng

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa điều độ và xem nó như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả

Tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả

Sống khỏe - 10 giờ trước

Tình trạng tim đập nhanh có thể là phản ứng sinh lý của cơ thể khi xúc động, gắng sức hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng tim đập nhanh, mức độ nguy hiểm và phương pháp để cải thiện.

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh ung thư thận

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh ung thư thận

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Một số phương pháp điều trị ung thư thận thường ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và tiêu hóa của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để giảm mệt mỏi và duy trì sức khỏe.

2 loại cá hấp dẫn, đưa cơm nhưng là 'kẻ thù' của người bệnh cao huyết áp

2 loại cá hấp dẫn, đưa cơm nhưng là 'kẻ thù' của người bệnh cao huyết áp

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Có 2 loại cá người mắc bệnh cao huyết áp được khuyến cáo không nên ăn, đó là cá khô và cá hun khói.

6 câu hỏi thường gặp về ung thư thực quản

6 câu hỏi thường gặp về ung thư thực quản

Sống khỏe - 12 giờ trước

Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 12 tại Việt Nam, theo Globocan năm 2022.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Ung thư vòm họng nếu được phát hiện và điều trị sớm có tiên lượng khá tốt. Cần lưu ý, ngoài các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Tiếc con lợn chết, người đàn ông 55 tuổi rước bệnh, nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

Tiếc con lợn chết, người đàn ông 55 tuổi rước bệnh, nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao sau khi ăn thịt lợn chết.

Thêm một vụ ngộ độc do ăn sâu ban miêu

Thêm một vụ ngộ độc do ăn sâu ban miêu

Y tế - 1 ngày trước

Ngày 3/6, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, vừa qua đã xảy ra một vụ ngộ độc tại Lào Cai sau khi ăn sâu ban miêu.

Top