Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắt buộc mặc áo phao trên đường thủy nội địa từ 1/7: Không thấy phạt nên chẳng ai thực hiện

Thứ sáu, 08:22 08/07/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Quy định về xử phạt lái đò, phà không phát áo phao, khách đi đò không mặc áo phao hoặc đeo dụng cụ nổi cứu sinh chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều chủ, lái đò, phà và khách vẫn phớt lờ quy định này.

Trên những chuyến đò ngang, áo phao chỉ để… treo đối phó. Ảnh: HP
Trên những chuyến đò ngang, áo phao chỉ để… treo đối phó. Ảnh: HP

Khách kém mặn mà, chủ cũng không thiết tha

Thực tế tại các bến đò ngang trên sông Hồng, vẫn còn nhiều hành khách không mặc áo phao hay mang dụng cụ nổi khi qua sông. Tại bến phà Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), người lái phà cho biết: “Chúng tôi có trang bị áo phao đầy đủ. Nhưng có khách nào chịu khoác vào người đâu. Cứ mỗi lần chúng tôi nhắc thì họ nói qua sông có mấy phút, mặc làm gì. Còn dụng cụ nổi trên phà hay bị mất trộm, tìm mua lại tốn kém. Áo phao tiện dụng nhất, người ta còn không mặc thì nói gì đến những dụng cụ khác!”.

Tại bến phà Lĩnh Nam lúc nào cũng có 2 chiếc phà luân phiên chở khách. Tuy nhiên, chỉ có một chiếc phà trang bị áo phao, nhưng áo cũ kỹ và bẩn vì lâu ngày không sử dụng. Chiếc phà còn lại không được trang bị áo phao lẫn dụng cụ nổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì mỗi chuyến phà qua sông Hồng ở bến Lĩnh Nam không quy định cụ thể số người, không hạn chế số xe máy. Người lái phà cho biết: “Cứ đầy là nổ máy sang sông”(?) Mỗi chuyến phà ngang chủ phà thu cả người lẫn xe máy 6.000 đồng/lượt. Vì giá tiền thấp nên nhiều lúc người lái phà cố tình gom chật khách mới sang sông.

Tại bến đò Lời, một bên thuộc địa phận huyện Lâm Thao, còn bên kia là huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), giờ cao điểm tấp nập hành khách hay lúc thấp điểm ít người lên phà đều trong tình trạng khách nói “không” với áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh. Theo quan sát của chúng tôi, một số ít chiếc áo phao trên đò cũng được treo tụm một chỗ trên lan can đò, không phát cho khách. Ông Đào Văn Bảng, người lái đò ở đây cho biết: “Cũng được tuyên truyền, nhắc nhở phải phát áo phao cho khách đi đò, nhưng khách không mặn mà lắm nên chúng tôi cũng thôi”.

Nhiều lái phà cho biết, những ngày vừa qua do trời mưa nên việc phát áo phao rất bất cập. “Phát cho một lượt khách, qua sông gặp mưa tuy phà có mái che nhưng vẫn ướt. Những chiếc áo phao đó, phát lại cho khách lượt sau người ta không chịu mặc do ướt”, một phụ lái ở bến đò Xâm Xuyên (huyện Thường Tín - Hà Nội) nối với xã Tứ Dân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết.

Không thấy phạt nên chưa thực hiện!?

Sang sông mấy phút, nên hành khách không mặc áo phao?
Sang sông mấy phút, nên hành khách không mặc áo phao?

Trong khi đó, nhiều hành khách cho biết, không biết đến quy định xử phạt nói trên. Nếu được phát áo phao sẽ sử dụng, nhưng không thấy ai phát nên cũng không đòi hỏi(?). Tại bến phà Yên Sở - Văn Đức với những chuyến phà tròng trành qua sông, chị Nguyễn Thị Xuân mỗi ngày có vài chuyến qua sông bằng phà tại đây cho biết: “Có thấy ai bị phạt đâu. Tôi cũng không biết có quy định phạt người không mặc áo phao. Nếu họ (cơ quan chức năng) làm nghiêm thì mình mặc. Bình thường từ trước đến nay, vì thời gian sang sông có mấy phút nên không ai mặc. Chủ phà cũng không bắt khách mặc”.

Đã hơn 1 tuần từ khi quy định xử phạt lái đò, phà (phương tiện chở khách ngang sông) và hành khách không mặc áo phao có hiệu lực, tình trạng khách qua sông bằng đò hoặc phà không mặc áo phao vẫn phổ biến.

Đường xuống bến đò Thúy Lĩnh, phường Bạch Đằng, quận Hoàng Mai khúc khuỷu và không có biển báo. Chuyến phà cũ kỹ ì ạch chở người và hàng hóa sang sông. Những người dân đi quen trên chuyến đò này tỏ ra thản nhiên, nhưng những người đi lần đầu như chúng tôi không khỏi lo lắng vì sự nguy hiểm.

Theo quan sát của chúng tôi, trên phà có trang bị rất nhiều áo phao. Tuy nhiên, chúng được xếp ngay ngắn tại một góc phà. Mỗi lần phà nổ máy sang sông, lái phà không hướng dẫn hoặc nhắc nhở hành khách mặc áo phao. “Việc của tôi, sáng qua sông, chiều trở về, tuần 5 ngày nhưng không phải mặc áo phao gì cả. Những người đi chung cũng không mặc, vướng víu lắm. Với lại, những chiếc áo phao vứt góc phà bẩn thỉu, nhiều lúc bảo khách khoác lên, người ta sợ bẩn nên không mặc”, chị Nguyễn Thị Lài, ở phường Bạch Đằng lý giải vì sao người đi phà không mặc áo phao.

Dù khách đi phà khá nhiều nhưng dường như không ai ý thức được quy định phải mặc áo phao. Không ít hành khách đi phà, đò vẫn ngồi vắt vẻo trên xe máy. Quy định chủ phà, đò phải trang bị áo phao cho khách đã có cách đây vài năm. Từ 15/10/2013 đã có quy định xử phạt 100.000 - 200.000 đồng đối với lái phà, đò, khách đi phà, đò không thực hiện việc phát, sử dụng áo phao.

Qua khảo sát thực tế, đa số các đò, phà đều có trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh (trong đó, nhiều bến được phát miễn phí dụng cụ nổi cứu sinh) nhưng chỉ để làm vì, đối phó với cơ quan chức năng. Mới đây, Cục CSGT tổ chức tập huấn cho CSGT địa phương về việc triển khai Nghị định 132 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Trong khi đó, một số đơn vị CSGT địa phương khẳng định, sau khi tập huấn xong mới xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm.

Từ ngày 1/7/2016 Nghị định 132 của Chính phủ “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa” bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, quy định xử phạt tiền (100.000 đồng - 200.000 đồng, Điều 27 của nghị định) đối với hành khách đi trên phương tiện chở khách ngang sông (đò, phà) mà không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân (có hình hộp chữ nhật, đeo vào tay). Người lái phương tiện, thuyền viên có trách nhiệm phát, hướng dẫn cách sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho hành khách. Trường hợp không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn cho người, hành khách trên phương tiện bị cảnh cáo hoặc phạt tiền (ví dụ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện chở đến 12 khách). Hành khách nếu không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 3 phút trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 31 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 3 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 3 giờ trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Top