Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo tham luận của tỉnh Vĩnh Phúc

BÁO CÁO “CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có diện tích tự nhiên 1.236,5 Km, dân số 1.014.598 người mật độ dân số 819 người/km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh; thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô. Phần đông dân số làm nông nghiệp, những tập quán về cưới xin, sinh đẻ còn khá nặng nề, tâm lý muốn đông con, cần phải có con trai còn khá phổ biến đó là thách thức lớn đối với công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong những năm qua công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân được nâng lên rõ rệt; mức sinh thay thế (trung bình mỗi phụ nữ có 2 con) được duy trì từ năm 2001 đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,8%, chất lượng dân số được nâng lên đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.      

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS-KHHGĐ trong một vài năm gần đây đang có những khó khăn thách thức mới. Cùng với sự gia tăng về quy mô dân số, hạn chế về chất lượng dân số và đáng lưu ý là mất cân bằng giới tính khi sinh đang là những vấn đề bức xúc của tỉnh. Tỷ số giới tính khi sinh của Vĩnh Phúc được biết đến qua số liệu báo cáo thống kê hàng năm của cán bộ dân số và đặc biệt thể hiện rõ nét nhất qua cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009, tỷ số giới tính khi sinh của Vĩnh Phúc là 114,9.

Hàng năm số trẻ em được sinh ra khoảng từ 16-19 nghìn trẻ và đã xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Ở Vĩnh Phúc tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng tăng cao: Năm 2005 là 114, đến năm 2010 và năm 2011 vẫn tiếp tục tăng cao là 115,37 và 116,15. Năm 2005 có 6/8 huyện, thị có tỷ số giới tính khi sinh trên 110; năm 2010, năm 2011 có 9/9 huyện, thị, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh trên 110, trong đó có tới 6 huyện, thị ở mức báo động từ 115 trở lên. Hiện nay Vĩnh Phúc là 1 trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước.

Tỷ số giới tính khi sinh là yếu tố mang tính căn nguyên quyết định tình trạng cân bằng hay mất cân bằng giới tính trong một cấu trúc dân số. Ở những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, hiện đang phải đối phó với tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về giới tính của trẻ khi sinh đang ở mức cao là 120/100, nghĩa là cứ 100 trẻ gái ra đời tương ứng có 120 bé trai ra đời. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng tỷ lệ tội phạm, nhu cầu sách báo khiêu dâm và kết hôn trái phép là những hậu quả của sự mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc. Nếu không giải quyết được tình trạng này thì: “ Khủng hoảng hôn nhân sẽ tác động to lớn tới cấu trúc gia đình, đạo đức xã hội và phát triển kinh tế ” như nhận xét của một quan chức hiệp hội Trung Quốc.

Đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại với qui luật tự nhiên của quá trình sinh sản, không phải chỉ để đảm bảo sự hài hòa âm dương theo quan niệm truyền thống của phương đông, mà quan trọng hơn là để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững ở một quốc gia. Hay nói cách khác, khi một quốc gia có cơ cấu dân số bị mất cân bằng nghiêm trọng về giới, quốc gia đó sẽ phải đối phó với hàng loạt vấn đề về hệ lụy không lường trước được, kể cả nguy cơ phá vỡ sự ổn định xã hội. Trên thực tế không ít quốc gia đang phải đối phó với tình trạng này.

Trong quá trình triển khai công tác DS-KHHGĐ và hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh đã phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự phối kết hợp hoạt động của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong đó phát huy vai trò của công tác truyên truyền thực hiện công tác DS-KHHGĐ với việc giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh là hết sức quan trọng.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo các cấp đã tích cực tham mưu, đề xuất, giúp các cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền, nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong tỉnh. Hoạt động tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ được đẩy mạnh, có chủ đề, tính tư tưởng rõ ràng; góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ nói chung và giảm thiểu MCBGT khi sinh nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Ban Tuyên giáo các cấp đã bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao, đẩy mạnh tuyên truyền toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, nhất là các giải pháp để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Công tác tư tưởng bao giờ cũng đi trước một bước. Từ chỗ thống nhất nhận thức sẽ tạo ra sự đồng thuận và bảo đảm cho hành động đúng và hiệu quả. Chính vì vậy, công tác tuyên giáo với chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công tác tư tưởng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rằng: Công tác Dân số-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu và là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ và có nhận thức về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, phải tiến hành thường xuyên và lâu dài nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, giữ ổn định cơ cấu dân số hợp lý, đưa tỷ số giới tính khi sinh về với quy luật tự nhiên.

Trong những năm qua, Chi cục DS-KHHGĐ đã có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các ngành, đơn vị, địa phương trong công tác tuyên truyền. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch trong các hội nghị báo cáo viên, sơ kết 3 tháng, 6 tháng đều bố trí 1-2h để Chi cục DS-KHHGĐ trình bày các nội dung cơ bản về công tác DS-KHHGĐ, những nội dung cần sự quan tâm tuyên truyền vận động như các hoạt động nâng cao chất lượng dân số đặc biệt mất cân bằng giới tính khi sinh, thường xuyên có sự trao đổi, cung cấp thông tin về công tác DS-KHHGĐ cho Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, từ đó có sự chỉ đạo, định hướng kịp thời trong hoạt động tuyên truyền.

Ngày 29/5/2012 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội thảo mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh với thành phần tham dự gồm: Ban tuyên giáo Trung ương; Tổng cục DS-KHHGĐ; Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh, Phó bí thư, Phó chủ tịch, Trưởng ban tuyên giáo các huyện, thị, thành phố, Phó bí thư, Phó chủ tịch đại diện 18 xã, phường, thị trấn  trong tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ và vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đến các cấp, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân; các tài liệu và thông tin liên quan đến chủ đề tuyên truyền đã được phổ biến đến toàn thể các tổ chức cơ sở đảng trong toàn tỉnh.

Với những kết quả nói trên việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu đã hạn chế được tình trạng gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh tiến tới ổn định tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh. Đến tháng 9/2012, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh là 118/100; giảm 0,6 điểm % so với cùng kỳ năm 2011.

Để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, một công việc hết sức quan trọng đòi hỏi có sự lãnh đạo, chỉ đạo, chung tay góp sức của các cấp, các ngành, đoàn thể, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân không còn tư tưởng trọng nam, khinh nữ, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Điều đó càng khẳng định công tác tuyên truyền có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn vào sự thành công của công tác DS-KHHGĐ nói chung và vấn đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc./.
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top