Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo tham luận của tỉnh Bắc Ninh

BÁO CÁO THAM LUẬN

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CAN THIỆP GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH”

TẠI TỈNH BẮC NINH

I.Đặc điểm tình hình    

Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng, có diện tích tự nhiên 822,71 km2, Dân số trung bình năm 2011 là 1.096.342 người, mật độ dân số 1.332 người/km2. Toàn tỉnh có 6 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố, với 126 xã, phường thị trấn.

Sau nhiều năm thực hiện, công tác Dân số-KHHGĐ ở tỉnh Bắc Ninh đã được kết quả quan trọng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 12,1‰ năm 2001 xuống 11,5‰ năm 2011. Tỷ  lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 14,5% năm 2001 xuống còn 14% năm 2011, Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 72,4% lên 74,7% năm 2010.

Bắc Ninh nằm trong nhóm tỉnh/thành phố có trình độ phát triển cao. Những năm gần đây số hộ gia đình giàu, khá giả tăng lên; không còn hộ đói, hộ gia đình nghèo ngày càng giảm. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách dân số còn gặp nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu chưa đạt trong đó có tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) rất cao.

II. Thực trạng mất cân bằng TSGTKS tỉnh Bắc Ninh

TSGTKS của tỉnh Bắc Ninh đang ở mức cao: 

Năm

Tỷ lệ con 3 %

Tỷ số GTKS

Ghi chú

2006

14,9

121

 

2007

17,2

122

Ảnh hưởng của dư luận giải thể UBDS

2008

18,1

130

Thực hiện NĐ13,14 của Chính phủ

2009

16,1

126

 

2010

15,0

129

 

2011

14,0

125

 

( SL: Báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số-KHHGĐ)

Theo đánh giá sơ bộ, tình trạng này thường sảy ra ở những địa phương có làng nghề truyền thống, gia đình có kinh tế khá giả và có trình độ học vấn cao.

III. Kết quả triển khai đề án từ năm 2009 đến nay.

1. Kết quả xây dựng và  phê duyệt Đề án.

  Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt trong 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2009-2010): Được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1020/QĐ-UBND ngày 22/7/2009, triển khai tại 68 xã, phường, thị trấn của 4/8 huyện, thị xã, thành phố.

- Giai đoạn II (2011-2015): Được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 7/11/2011, tiếp tục duy trì các hoạt động tại 68 xã, phường, thị trấn của 04 huyện/thành phố đã triển khai và mở rộng Đề án tại 58 xã, phường, thị trấn của 04 huyện, thị xã còn lại. Đến nay Đề án đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

2. Kết quả các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu 1:

Tăng cường cung cấp thông tin về giới và tình trạng mất cân bằng GTKS cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.

- Đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, vận động về giới và GTKS cho cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ các cấp, cán bộ Tư pháp các xã phường, thị trấn 83 lớp với 3.860 người tham dự.

  - Tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề về GTKS tại cộng đồng, 388 hội nghị với 15.051 người tham dự.

- Tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về giới và GTKS tại cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã cho thành phần là lãnh đạo đảng, chính quyền các cấp, 132 hội nghị với 6.600 người tham dự.

- Tổ chức 1 cuộc hội thảo về vai trò và phương thức lồng ghép tuyên truyền về GTKS với các hoạt động thường xuyên của ban, ngành, đoàn thể tỉnh với 50 người tham dự.

- Cán bộ tư pháp UBND cấp xã  đã tư vấn cho 4.327 cặp vợ chồng đến đăng ký kết hôn.

- Phối hợp phát sóng trên đài phát thanh truyền hình. Xây dựng 8 phóng sự tuyên truyền, đăng tải trên báo Bắc Ninh 16 tin bài và 1 chuyên trang.

- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện/thị xã/thành phố và xã/phường/thị trấn. Viết 2.886 tin bài với số lần phát là 5.444 lần.

-  Xây dựng 76 chiếc panô tuyên truyền đặt tại các địa điểm trung tâm, đông dân cư và tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

- Nhân bản 11.050 quyển sách mỏng, 133.929 tờ rơi tuyên truyền.

3. Kết quả các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể 2:

 Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến GTKS. Hiện tại việc thực hiện giải pháp này trên địa bàn tỉnh mới tập trung vào một số hoạt động chính sau:

- Phổ biến các văn bản quy định nghiêm cấm lựa chọn GTKS cho Lãnh đạo, cán bộ cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai các cơ sở y tế công lập và tư nhân, đồng thời tiến hành ký cam kết không lạm dụng kỹ thuật để lựa chọn giới tính thai nhi. Đã tổ chức 03 lớp tập huấn với 135 người tham dự, ký cam kết với các cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi: Trong những năm qua, Ban quản lý đề án tỉnh phối hợp với Thanh tra Tổng cục Dân số - KHHGĐ tiến hành thanh tra, kiểm tra 2 cơ sở y tế công lập và 8 cơ sở y tế tư nhân trong đó yêu cầu 2 cơ sở y tế tư nhân ngừng hoạt động (bốc thuốc nam tại Quế  Võ và Thuận Thành).

4.Kết quả các hoạt động  nhằm thực hiện mục tiêu 3:

 Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ  và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất.

- Thành lập và duy trì hoạt động 158 câu lạc bộ không sinh con thứ 3, sinh hoạt 1.562 buổi / 39.620 lượt người dự.

- Tổ chức 18 cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa của phụ nữ sinh con một bề là gái với 1.055 người tham dự.

- Tổ chức 18 cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập của các em gái trong gia đình có 2 con là gái, có thành tích trong học tập với 1.096 người tham dự.

   5. Kết quả thực hiện một số hoạt động chung của Đề án.

- Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin của 600 đối tượng là các cặp vợ chồng sinh con trong giai đoạn 2006-2008 tại 12 xã, phường, thị trấn của 4 huyện, thành phố giai đoạn I. Qua kết quả khảo sát cho thấy tỷ số GTKS của các huyện, thành phố từ năm 2006-2008 đều thay đổi theo xu hướng tăng.

- Tổ chức 01 cuộc hội thảo triển khai Đề án tại cấp tỉnh bao gồm 50 đại biểu là lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp.

- Tổ chức 01 cuộc hội thảo triển khai cơ chế và chính sách hỗ trợ tại cấp tỉnh  cho 30 đại biểu là lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể.

6. Kinh phí thực hiện Đề án qua các năm

Đơn vị tính: 1.000đ

Kinh phí/Năm

2009

2010

2011

2012

Kinh phí Trung ương

232.047

398.846

250.000

354.000

Kinh phí địa phương

50.000

45.000

626.284

485.000

Kinh phí từ nguồn khác

00

00

00

00

Tổng kinh phí

282.047

443.846

876.284

839.000

7.     Hiệu quả đầu tư

Từ khi Đề án được triển khai thực hiện đến nay, TSGTKS tỉnh Bắc Ninh đã có chuyển biến rõ rệt, hầu hết các huyện, thị xã, thành phố TSGTKS đều có xu hướng giảm.

Thông qua các hoạt động của Đề án đã giúp cho người dân trong cộng đồng hiểu biết kiến thức cơ bản về giới và tình trạng mất cân bằng GTKS; nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp, các quy định của pháp luật liên quan đến lựa chọn GTKS.

 So với năm 2008, năm 2011 TSGTKS của toàn tỉnh đã giảm 5 điểm phần trăm, bình quân mỗi năm giảm trên 1,6 điểm phần trăm, 9 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ 2 điểm phần trăm.

TSGTKS của tỉnh Bắc Ninh tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Tình trạng gia tăng mất cân bằng GTKS của tỉnh sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

   IV. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án “can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS” tại địa phương

   1. Thuận lợi:

- Sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư kinh phí của UBND tỉnh nên Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS” tỉnh Bắc Ninh được triển khai thực hiện tại 100% số xã/phường/thị trấn trong toàn tỉnh.

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền nên đã tạo được sự ủng hộ của dư luận xã hội.

   2. Khó khăn:

- Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tháng 7/2009 nhưng đến tháng 9/2009 mới triển khai. Năm đầu tiên thời gian triển khai ngắn nên chỉ đạo cơ sở còn lúng túng kết quả rất hạn chế.

- Việc giao chỉ tiêu và kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia trong các năm đều chậm, năm 2012 (đến cuối tháng 6 mới có kinh phí) nên ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng các hoạt động của Đề án.

- Mức sinh giảm nhưng chưa vững chắc, tiềm ẩn nguy cơ tăng mạnh trở lại. Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ hàng năm lớn, trong khi đó tâm lý muốn đông con và phải có con trai vẫn còn tồn tại phổ biến trong cộng đồng.

- Nhận thức của người dân chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa hiểu hoặc đã hiểu nhưng bất chấp các hệ luỵ của mất cân bằng GTKS. Phong tục tập quán còn nặng nề, tư tưởng coi trọng con trai hơn con gái vẫn tồn tại ở nhiều gia đình, ở nhiều dòng họ.

- Chưa có những chính sách cụ thể và nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động khuyến khích các gia đình chỉ có 2 con gái, hoặc hỗ trợ, tạo điều kiện để các em học sinh gái trong các gia đình chỉ có 2 con gái thuận lợi hơn trong việc học tập, lao động và thu nhập.

- Kinh phí chi cho các hoạt động của Đề án còn hạn chế, chưa có văn bản, thông tư quy định định mức chi cụ thể cho từng hoạt động do vậy khó khăn cho cơ sở khi thực hiện.

- Công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi còn khó thực hiện. Chưa tổ chức được thường xuyên các cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm; các cơ sở y tế có dịch vụ nạo phá thai và các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sách báo, văn hóa phẩm thực hiện các quy định về giới và giới tính khi sinh của pháp luật.

   V. Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án tại địa phương

Để hoạt động của Đề án đạt hiệu quả cao, cần :

- Cần tăng cường hoạt động truyền thông chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp đến các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân. Ưu tiên tuyên truyền cho đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những nhà cung cấp dịch vụ siêu âm và nạo phá thai. 

- Phải có sự chỉ đạo quyết liệt và phối hợp đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội; giữa cơ quan Quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra.

VI. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án

- Giảm thiểu mất cân bằng GTKS phải được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của các địa phương, các ban, ngành đoàn thể hàng năm và từng giai đoạn và là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền các văn bản của trung ương và địa phương về nghiêm cấm lựa chọn GTKS, hệ luỵ...Luật bình đẳng giới

- Tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh; cửa hàng kinh doanh sách báo, văn hóa phẩm, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

- Có chế độ, chính sách cho các gia đình sinh hai con một bề là gái và chế độ chính sách khuyến khích cho các cháu gái học giỏi trong các gia đình sinh hai con một bề là gái.

- Cải thiện điều kiện an sinh xã hội, đặc biệt cho người cao tuổi và những gia đình sinh con một bề là gái.

- Tiến hành Nghiên cứu xác định TSGTKS và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Bắc Ninh, nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu hơn./.

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top