Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ban Quản lý Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội

GiadinhNet - Các tổ chức xã hội ngày càng có những đóng góp có ý nghĩa trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Việt Nam, đặc biệt là sự đóng góp rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội đang gặp phải những thách thức lớn nhất là ở góc độ tài chính; đòi hỏi sự nỗ lực và những giải pháp sáng tạo của bản thân họ để phát triển bền vững trong bối cảnh mới.


Các tổ chức xã hội có sự đóng góp rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: minh họa.

Các tổ chức xã hội có sự đóng góp rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: minh họa.

Thành công và thách thức

Trong suốt thời gian qua, các tổ chức xã hội bao gồm: Hội, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các tổ chức cộng đồng và một phần nào đó là các doanh nghiệp phi lợi nhuận có nhiều đóng góp cho xã hội Việt Nam.

Các tổ chức xã hội đã có một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 43.000 hội, hiệp hội không hưởng ngân sách, hơn 2.000 các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và hàng trăm nghìn các tổ chức cộng đồng. Các tổ chức này góp phần không nhỏ thực hiện công tác an sinh xã hội, trợ giúp người yếu thế, và là kênh truyền thông hiệu quả giữa nhà nước và người dân. Trong một nghiên cứu Dự án VUSTA phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Đại học Y Hà Nội (Báo cáo nghiên cứu thực trạng, vai trò và các thách thức của các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Hà Nội, tháng 6, 2015) cho thấy: Các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong dự phòng HIV/AIDS với 3 hoạt động được triển khai nhiều nhất là cung cấp dịch vụ 98,2%, nghiên cứu 93,5% và vận động chính sách 71,1% .

Tuy vậy, trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các tổ chức xã hội đang phải đối diện với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn lực tài chính để hoạt động. Hiện nay, thách thức lớn nhất cho các tổ chức xã hội trong phòng chống HIV/AIDS là nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động này bị cắt giảm mạnh. Trước tình trạng này, Ban quản lý Dự án Quỹ toàn cầu đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội (VEPR) thực hiện nghiên cứu “Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dưới góc độ tài chính” (Nguyễn Đức Thành và cộng sự. Tháng 5/2017). Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, chính sách quản lý của các tổ chức xã hội hiện nay chưa hiệu quả, không phát huy được năng lực của các tổ chức này trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài các rào cản liên quan đến pháp lý và tài chính, tổ chức xã hội Việt Nam cũng đang gặp phải những rào cản liên quan đến môi trường hoạt động. Trong đó, đáng kể nhất là thái độ của người dân về hoạt động của tổ chức xã hội. Đa số các tổ chức hội, hiệp hội khảo sát gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động của mình. Chỉ có 31% các hội, hiệp hội đạt mức “hiệu quả” và “tuơng đối hiệu quả”. Khi bỏ qua nguồn hỗ trợ từ nhà nước (trực tiếp, gián tiếp và các dịch vụ nhà nước phân bổ), tỷ lệ các hội, hiệp hội hiệu quả trong việc thu hút nguồn lực giảm xuống còn 18%.

Cần có hướng đi sáng tạo, đa dạng

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Phạm Nguyên Hà, Phó Giám đốc thường trực Ban quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Tất các hoạt động nếu không có kinh phí thì không thể thành công. Tuy nhiên, việc các nguồn tài trợ quốc tế bị cắt giảm mạnh là xu hướng tất yếu, khi Việt Nam đã bước ra khỏi ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình.

Hiện nay, các nhà tài trợ đã chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ kỹ thuật, đòi hỏi các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng phải tự nâng cao năng lực, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới. Do đó, để phát triển bền vững dưới góc độ tài chính, theo TS Phạm Nguyên Hà bên cạnh việc tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương vào các hoạt động để có sự chia sẻ kết quả, phối hợp thì các tổ chức xã hội cần tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm các giải pháp giúp tiết kiệm tài chính. Theo đó, các tổ chức xã hội cần có hướng đi sáng tạo và đa dạng hơn; phải chứng minh được hướng đi của mình để tìm kiếm tài trợ. Các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng cần chuyển sang hoạt động của một doanh nghiệp xã hội, cung cấp các dịch vụ, có chiến lược đầu tư vào các hoạt động đa dạng hơn.

Cùng chia sẻ về vấn đề này PGS.TS Vũ Sỹ Cường (đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) đã đưa ra một số kiến nghị. Theo đó, cần đơn giản hóa các thủ tục thành lập tổ chức xã hội, quản lý tổ chức xã hội, đặc biệt ở những lĩnh vực phúc lợi xã hội, phục vụ nhóm yếu thế... để tạo điều kiện cho tổ chức xã hội tự huy động nguồn lực dễ dàng hơn, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng tài trợ thiện nguyện không qua các tổ chức nhà nước, hoặc thiện nguyện tự phát đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, địa phương cần xây dựng cơ chế phân bổ ngân sách rõ ràng cho các tổ chức xã hội, dựa trên nhu cầu phúc lợi địa phương và qua hình thức đấu thầu quỹ hoạt động, theo đúng tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 2015. Đẩy mạnh giao cho các hội chuyên trách, phục vụ thành viên quản lý các nguồn tài nguyên có liên quan đến nguồn lợi của hội viên và thu thuế, đặc biệt là những hội hiện đang gắn liền với các nhiệm vụ được giao của Nhà nước.

“Cần xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể, rõ ràng hơn cho những đóng góp thiện nguyện của doanh nghiệp cho các tổ chức xã hội không thuộc nhà nước, đặc biệt là chính sách về thuế. Cần đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế cho các hoạt động phúc lợi của các tổ chức xã hội, xóa bỏ phân biệt trong việc hỗ trợ hoạt động thiện nguyện do các tổ chức quần chúng công phát động và hoạt động do các tổ chức ngoài công lập phát động”, PGS.TS Vũ Sỹ Cường kiến nghị.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top