Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp dễ thực hiện tại nhà

Thứ bảy, 12:38 09/09/2023 | Bệnh thường gặp

Để làm giảm đau nhức xương khớp, y học cổ truyền có nhiều biện pháp và bài thuốc, trong đó có bài thuốc từ nước dừa với lá trầu không.

Trong kho tàng thảo dược dân gian, rất nhiều vị thuốc tuy rất đơn giản nhưng được sử dụng đúng lúc, đúng trường hợp, có thể đem lại hiệu quả bất ngờ.

Nước dừa với lá trầu không là một sự kết hợp hiệu quả, có khả năng làm giảm, dịu các cơn đau nhức của các bệnh lý cơ xương khớp .

Uống nước dừa với lá trầu không có giảm đau nhức cơ xương khớp? - Ảnh 1.

Nước dừa có hiệu quả trong điều trị các chứng sưng , nóng, đau nhức của bệnh cơ xương khớp.

1. Công dụng của nước dừa và lá trầu không

Nước dừa:

Đông y gọi là gia tử. Tên khoa học là Cocos nucifera L. Bộ phận dùng: Cả quả.

Thành phần hóa học: Nước dừa chứa 1 đến 2% ose và polyol (sorbitol), các acid hữu cơ (acid malic) và rất nhiều acid amin. Vị ngọt, tính bình.

Công dụng:

- Nước dừa có tác dụng trị tiêu khát, nôn ra máu, thủy thũng, trừ phong nhiệt. Nhờ khả năng trừ phong nhiệt nên có hiệu quả rất tốt điều trị các chứng sưng, nóng, đau nhức của các bệnh cơ xương khớp.

- Thông tiểu, thanh can, chữa lậu, ho gió, chữa bệnh gan (rễ dừa).

- Chảy máu cam, ngừng nôn, giảm đau (sọ dừa).

Lá trầu không:

Tên khác: Trầu cay, lá trầu, trầu. Tên khoa học: Piper betle. Họ: Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae). Bộ phận dùng: Lá, thân và quả của cây trầu không được dùng để làm thuốc.

Thành phần hóa học: Cây trầu không có chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm: Tinh dầu thơm, betel-phenol, chavicol, eugenol, tanin, acid amin, vitamin...

Tính vị: Vị cay, nồng, tính ấm. Qui kinh: Qui vào kinh phế, vị, tỳ.

Tác dụng: Khu phong tán hàn, trừ phong thấp, chống ngứa, trung hành khí, hóa đàm và tiêu thũng chỉ thống. Tính năng hạ khí, tiêu viêm, sát khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Chủ trị: Đau nhức cơ xương khớp do phong thấp hàn. Phòng sốt rét và bệnh lỵ. Các bệnh về phổi, đau đầu, suy nhược thần kinh, viêm nhiễm, tắc sữa.

Uống nước dừa với lá trầu không có giảm đau nhức cơ xương khớp? - Ảnh 3.

Lá trầu không chủ trị đau nhức cơ xương khớp do phong thấp hàn.

2. Cách chế biến nước dừa với lá trầu không giảm đau nhức xương khớp

Cách 1:

  • Dừa xiêm 1 quả, gọt vỏ, khoét 1 lỗ. Lá trầu không tươi 10 lá, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào lòng quả dừa đậy nắp lại.
  • Đem chưng cho đến khi sôi để lăn tăn khoảng 5-10 phút rồi đổ ra, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
  • Làm liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả rõ ràng, các chứng sưng đau đều hết.

Cách 2:

  • Dừa xiêm 1 quả, gọt vỏ, khoét 1 lỗ. Lá trầu không tươi 10 lá, rửa sạch, ngâm nước muối loãng để ráo, cắt nhỏ cho vào lòng quả dừa đậy nắp lại.
  • Để chỗ thoáng mát khoảng 30-45 phút. Sau đó đem lọc lấy nước uống hàng ngày.
  • Duy trì liên tục 2 tuần để cải thiện triệu chứng.
Bài thuốc trên thường được dùng để giảm đau trong một số trường hợp đau xương khớp do gout, do thoái hóa hoặc viêm đa khớp dạng thấp... Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, mà không thay thế được thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền để được tư vấn và điều trị cụ thể.
BS. Vũ Hồng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 19 phút trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Top