Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc dân gian chữa chứng vẹo cổ hiệu quả

Thứ hai, 12:04 29/07/2013 | Y học cổ truyền

Nguyên nhân chủ yếu gây vẹo cổ là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ bị căng giãn kéo dài mà sinh đau; do thoái hóa đốt sống cổ...

Vẹo cổ y học cổ truyền thường gọi là lạc chẩm hay thất chẩm. Đây là chứng thường phát sinh đột ngột sau một đêm ngủ dậy. Người bệnh thấy cổ mình bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu, đau càng tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả vai, khiến cho cổ phải nghiêng về một bên để chống đau.

Nguyên nhân chủ yếu gây vẹo cổ là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ bị căng giãn kéo dài mà sinh đau; do thoái hóa đốt sống cổ; do phong hàn thử thấp xâm nhập cơ thể khi sức đề kháng đang yếu kém khiến kinh lạc trở trệ, cân cơ co cứng, khí huyết ngưng đọng. Ngoài cách xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai, có thể dùng một số bài thuốc sau để thông kinh hoạt lạc, giảm đau.
 
Bài thuốc dân gian chữa chứng vẹo cổ hiệu quả 1
Ảnh minh họa.

Thuốc uống

Bài 1: Nam tục đoạn, ngũ gia bì, kê huyết đằng mỗi vị 16g, quế chi 8g, tang ký sinh 16g, ngải diệp 12g, tế tân 10g, tơ hồng xanh 16g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

Bài 2: Rễ bưởi bung 16g, rễ cây xấu hổ 16g, rễ cúc tần 12g, ngải diệp 12g, nam tục đoạn 16g, tất bát 12g, cát căn 16g, cẩu tích 12g, kinh giới 16g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, đỗ trọng 10g, độc lực 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: trừ phong hoạt huyết, ôn kinh tán hàn, thư giãn cân cơ.

Bài 3: Hà thủ ô 12g, phòng phong 10g, kinh giới, xương bồ, rễ đinh lăng, xấu hổ, hy thiêm mỗi vị 16g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, đơn hoa 16g, lá đơn đại hoàng 12g, ngải diệp 12g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc, thư giãn chỉ thống.

Thuốc xoa bóp: Xuyên khung, hoa hồi, phá cố chỉ, thạch xương bồ, dây đau xương, kê huyết đằng, thiên niên kiện, trần bì, tế tân mỗi vị 15g. Các vị thuốc thái nhỏ cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu, ngâm sau 10 ngày là có thể dùng được. Cách dùng: lấy bông tẩm thuốc, xoa vào nơi bị đau. Công dụng: giảm đau, hoạt huyết, ôn kinh, trừ tà, thư giãn cơ.

Thuốc chườm

Bài 1: Lá đơn đại hoàng 100g, lá cúc tần 80g. Hai thứ giã nhỏ, sao dấm. Dùng miếng vải gói lại, chườm vào vùng cổ bị đau. Ngày 2 lần.

Bài 2: Lá ngải cứu 100g, củ thạch xương bồ 60g. Hai thứ giã nhỏ, sao rượu. Dùng miếng vải gói lại rồi chườm vào nơi cổ bị đau. Có thể đắp thuốc tại chỗ, dùng băng vải cố định lại.

Theo Lương y Thanh Ngọc
SKĐS
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 6 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 6 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top