Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ ung bướu tiết lộ 6 thủ phạm gây ung thư ác tính, dù là ai cũng cần đọc kỹ để tự cứu mình

Thứ sáu, 12:17 12/07/2019 | Sống khỏe

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động. Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

Mới đây, trên trang cá nhân Facebook, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM đã chia sẻ rằng: Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới chỉ mới tìm ra được một nguyên nhân chính xác gây ra ung thư đó là virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Còn hầu hết các ung thư còn lại chưa tìm ra nguyên nhân, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.

Cụ thể 6 yếu tố gây nguy cơ ung thư được bác sĩ Tiến chỉ ra như sau:

1. Thuốc lá

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho biết thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày.

Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ gây ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút.

Kể cả khi không hút thuốc mà sống cùng với người hút thì chúng ta vẫn có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

2. Rượu

Một nghiên cứu ở châu Âu cũng chỉ ra việc uống rượu chịu trách nhiệm cho 10% trường hợp ung thư ở nam giới và 3% ở nữ giới.

3. Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm

Bác sĩ Tiến cho rằng, chế độ ăn nhiều chất mỡ động vật mà ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại - trực tràng và ung thư vú.

Thịt hun khói, cá muối, các loại mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khú có thể gây ung thư thực quản và dạ dày. Gạo và lạc là 2 loại thực phẩm nếu không bảo quản cẩn thận sẽ dễ bị nấm Aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra một loại chất độc là Aflatoxin, gây ra ung thư gan nguyên phát.

4. Ô nhiễm môi trường

Cũng theo vị bác sĩ này, thuốc trừ sâu diệt cỏ là vô cùng phổ biến trong nông nghiệp nước ta, đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và một số loại ung thư khác. Bên cạnh đó, hậu quả của chất độc màu da cam (dioxin) trong chiến tranh cũng làm tăng tỷ lệ ung thư gan , máu, hạch, phần mềm. Một tác nhân gây ung thư nữa là các hóa chất sử dụng trong công nghiệp, ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2-8% trong tổng số các loại ung thư.

5. Bức xạ ion hóa - Tia cực tím

Bác sĩ Tiến cũng cho biết, bức xạ ion hóa như tia Rơnghen, phát ra từ máy chiếu chụp X-quang, các chất phóng xạ dùng trong y học và một số ngành khoa học, có khả năng gây tổn thương gen và sự phát triển tế bào. Loại nguyên nhân này chiếm 3% trong số các trường hợp ung thư.

Bên cạnh đó, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng là tác nhân gây ung thư da.

6. Nhiễm Virus, vi khuẩn gây ung thư

Một số lọai virus, vi khuẩn có thể gây ung thư là:

- Virus Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch lympho.

- Virus viêm gan B là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát.

- Virus gây u nhú ở người (Papiloma Human Virus - HPV) là nguyên nhân gây đến 70% ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

- Vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) là loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.

Theo bác sĩ Tiến, nếu chúng ta thực hiện một số biện pháp dưới đây thì có thể phòng ngừa trên 50% ung thư:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hút thuốc thụ động.

- Dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn rán (chiên) quá cháy…

- Hạn chế sử dụng rượu bia.

- Sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn.

- Tiêm vắc xin phòng viêm gan B phòng ung thư gan, vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung.

- Tránh tia nắng gắt, dùng kem chống nắng khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển phòng ung thư da.

- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động, phòng bệnh ung thư nghề nghiệp do môi trường độc hại.

- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.

Nguồn thông tin bác sĩ tham khảo: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) và các hội ung thư trên thế giới

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 2 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 16 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 20 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 21 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 21 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Top