Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ mách mẹ 1001 tuyệt chiêu giúp bé đón cái Tết đầu tiên trọn vẹn

Thứ tư, 14:00 27/01/2021 | Sống khỏe

Tết đầu tiên con sốt, các bà mẹ không khỏi lúng túng, song đã có bác sĩ ở đây mách nhỏ những bí quyết giảm nhanh những cơn sốt đến không đúng lúc.

Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, Tết là dịp nhiều trẻ đua nhau ốm sốt, bởi hàng loạt lý do cộng dồn. Thời tiết lập xuân khiến virus hô hấp lây lan mạnh, dễ gây ra các cơn ốm sốt, đau họng, sởi, thủy đậu. Thói quen ăn uống đảo lộn, thực phẩm không đảm bảo, khiến trẻ sốt do tiêu chảy cấp, loét miệng. Ngày Tết sum họp, đi chơi nhiều, trẻ nhỏ tiếp xúc với quá nhiều người lớn bị cảm sốt cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Tết đầu tiên con sốt, các bà mẹ thường lo lắng bội phần: Sợ con sốt co giật, sợ bệnh viện chưa mở cửa. Tuy nhiên, bác sĩ Tưởng trấn an mẹ nên bình tĩnh, bởi chỉ cần hạ sốt đúng cách và chuẩn bị những điều sau thật cẩn thận.

Chuẩn bị tủ thuốc gia đình dịp Tết

Ngày Tết, nhiều hiệu thuốc đóng cửa. Do đó, mẹ nên chuẩn bị kỹ lưỡng tủ thuốc gia đình ở nhà, hoặc túi thuốc di động trong vali về quê, phòng ngừa trẻ ốm sốt bất ngờ. Các loại thuốc và vật dụng y tế cần thiết nhất phải kể đến nhiệt kế và thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý, nước bù điện giải, nước súc họng, nước rửa tay khô, thuốc rối loạn tiêu hóa, thuốc sát trùng...

Quan trọng nhất là thuốc hạ sốt, nên chuẩn bị thuốc chứa hoạt chất paracetamol với dạng bào chế phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, theo liều khuyến cáo là 10-15mg/kg/lần. Paracetamol có thể dùng cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, an toàn cho cả trẻ sốt xuất huyết, liều lượng chỉnh theo cân nặng của từng bé.

Bác sĩ mách mẹ 1001 tuyệt chiêu giúp bé đón cái Tết đầu tiên trọn vẹn - Ảnh 1.

Hapacol có nhiều loại với hàm lượng chuẩn, phù hợp với cân nặng của nhiều trẻ nhỏ.

Một số thuốc hạ sốt tốt được sử dụng trong bệnh viện là Hapacol 80 cho trẻ 5-8kg, Hapacol 150 cho trẻ 10-15kg, Hapacol 250 cho trẻ 16-25kg... Thuốc có dạng bột sủi bọt, giúp thuốc tan nhanh và hiệu quả hạ sốt khi vào cơ thể. Mùi cam, vị ngọt của thuốc giúp trẻ dễ hợp tác với mẹ khi uống thuốc.

Trẻ sốt ngày Tết: Hạ sốt đúng cách

Việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình vô cùng cần thiết, song mẹ cần trang bị cả kiến thức chăm con và xử trí đúng cách. Trẻ sốt, mẹ có bận việc trong nhà, ra mắt họ hàng, cũng nên gác lại hết để chăm con mau khỏe. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nếu đang mặc nhiều quần áo ấm, hãy cởi bớt và theo dõi nhiệt độ cho con.

Trẻ sốt dưới 38,5°C, chỉ cần mặc đồ thoáng mát, cho bé uống nhiều nước. Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C và bắt đầu quấy khóc, lừ đừ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, lúc này nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Hapacol liều phù hợp cân nặng. Nếu trẻ tái sốt, lần uống tiếp theo phải cách từ 4-6 giờ.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Hầu hết trẻ sốt không đáng lo, song một số bé sốt không đáp ứng việc chăm sóc tại nhà. Bác sĩ Tưởng khuyến cáo nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu rơi vào các trường hợp sau: Trẻ dưới 6 tháng mà sốt trên 37,5°C; Trẻ sốt dưới 38,5°C nhưng kéo dài trên 72h; Trẻ đang sốt mà bất ngờ hạ nhiệt xuống dưới 36,5°C; Trẻ hết sốt khoảng 24h nhưng sau đó sốt lại.

Bác sĩ mách mẹ 1001 tuyệt chiêu giúp bé đón cái Tết đầu tiên trọn vẹn - Ảnh 2.

Khi cha mẹ chuẩn bị đủ kiến thức chăm con và xử trí đúng cách, mọi nỗi lo con sốt ngày Tết sẽ tan biến nhanh.

Ngoài ra, trẻ sốt li bì, ngủ nhiều, đau đầu liên tục, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, cổ cứng, phát ban da, nôn ra máu, đi cầu ra máu, đau khi tiểu, khóc không dỗ được, bứt rứt, khó thở, bỏ bú, bỏ ăn... cũng nên đi khám. Mẹ đừng lo bệnh viện ngày Tết chưa mở cửa hoặc thiếu bác sĩ, bởi năm nào các cơ sở y tế cũng sắp xếp nhân sự trực cấp cứu và khám chữa bệnh.

Chăm trẻ ngày Tết nên và không nên làm gì?

Ngày Tết về quê, mẹ có thể vấp phải những quan điểm xưa cũ của bà như trẻ sốt chỉ nên ăn cháo trắng nhẹ bụng, đánh chanh, chích máu hạ sốt... Tuy nhiên, hãy vững tin vào cách nuôi con khoa học của chính mình.

Trẻ sốt nên được ăn chín, uống sôi; tích cực bù nước, bù điện giải đúng cách nếu thấy trẻ dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, tiểu ít…). Mẹ nên chia nhỏ cữ ăn và sữa, đút muỗng chậm, chọn thức ăn dễ tiêu hoá cho con, đảm bảo con có đủ dinh dưỡng và năng lượng chiến đấu với virus trong cơ thể.

Ngoài những điều nên làm ở trên, bác sĩ Tưởng khuyến cáo cha mẹ không nên để trẻ mặc sức ăn uống đồ ngọt và nước có ga ngày Tết, chơi khuya dậy muộn... ảnh hưởng đến hệ miễn dịch non nớt của trẻ. Ngày Tết vui thôi đừng vui quá, trẻ vẫn cần ăn đủ chất, ngủ đúng giờ.

Bác sĩ mách mẹ 1001 tuyệt chiêu giúp bé đón cái Tết đầu tiên trọn vẹn - Ảnh 3.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 36 phút trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 22 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Top