Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên nhân và cách phòng tránh tưa miệng cho bé

Thứ bảy, 15:31 21/03/2015 | Sống khỏe

Tôi mới sinh con đầu lòng được hơn 1 tháng, nhưng khoảng tuần nay, miệng và lưỡi cháu có nhiều bợn trắng, có vẻ cháu đau nên lười bú hơn. Như vậy có phải cháu bị tưa miệng không? Nguyên nhân do đâu? Cần làm thế nào để cháu khỏi bệnh?

Phạm Thị Hoài (Bắc Giang)

Trả lời:

Tưa miệng là một bệnh nhiễm nấm xuất hiện ở niêm mạc miệng. Loại nấm này bình thường có thể thấy ở những trẻ em khỏe mạnh nhưng không gây bệnh vì sức chống đỡ của cơ thể tốt. Trên những trẻ đẻ non, ốm yếu, nuôi dưỡng kém, sức đề kháng yếu, nấm đó dễ phát triển thành bệnh. Người ta nhận thấy đối với trẻ mới đẻ, nguồn lây trực tiếp có thể là nấm trong âm đạo của người mẹ.

Khi phát triển nhiều, nấm tạo thành những lớp vảy trắng giống như cặn sữa bao phủ khắp niêm mạc miệng, lợi, vòm miệng và vòm hầu. Nếu nấm phát triển nhiều làm cho bé đau không bú được, quấy khóc và gầy sụt nhanh. Khi mới xuất hiện, nấm rất dễ chữa. Có thể đánh tưa bằng mật ong ngày 2-3 lần trong vòng 3-5 ngày sẽ khỏi. Nếu không chữa sớm, nấm có thể lan rất nhanh xuống cả thực quản, dạ dày gây tiêu chảy rất khó chữa và nguy hiểm hơn nữa là gây viêm phổi do nấm.

Để tránh cho trẻ nhỏ khỏi bị tưa miệng do nấm thì cần giữ vệ sinh trong khi nuôi trẻ như rửa và luộc kỹ chén thìa trước khi cho trẻ ăn, lau sạch đầu vú, rửa tay trước khi cho trẻ bú. Nếu trong nhà có người mắc bệnh nấm (thường là cụ già) thì nguồn lây chính là nước bọt, phân hoặc bụi.

Điều cần chú ý nữa là những trường hợp cho trẻ dùng thuốc kháng sinh kéo dài rất dễ làm xuất hiện nấm ở miệng. Trường hợp bé nhà bạn nếu mới bị, bạn hãy tưa lưỡi cho bé như cách nói trên; nếu bé bị tiêu chảy hoặc ho nhiều, cần đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để được kê đơn dùng thuốc thích hợp.

BS. Nguyễn Kim Dung

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 33 phút trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bằng đôi bàn tay khéo léo, lương y Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) - thành viên của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh mà không cần dùng thuốc.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc vui chơi và nhảy cùng bạn bè trong ngày cưới, chú rể có trèo lên ghế nên bị ngã đập vùng hạ bộ vào thành ghế...

Top