Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi đau quặn thận?

Thứ bảy, 13:00 31/10/2015 | Sống khỏe

Bệnh nhân là nam thanh niên, đau tới mức mặt mũi thất sắc, tái nhợt. Bệnh nhân than thở với bác sĩ: Ôi, đau như bị dao đâm, nằm ngồi kiểu gì cũng đau!

Người bệnh toát mồ hôi vì đau, có kèm theo nôn. Vì cơn đau kịch liệt nên gia đình vội đưa bệnh nhân tới khám cấp cứu. Đó là một trường hợp đau quặn thận điển hình. Đau quặn thận có nhiều nguyên nhân và cần được phân loại, xử lý cấp cứu.


Hình ảnh sỏi thận trong cơn đau quặn thận.

Hình ảnh sỏi thận trong cơn đau quặn thận.

Biểu hiện của đau quặn thận

Đau quặn thận thường bắt đầu một cách đột ngột, có thể sau một hoạt động gắng sức nào đó. Cơn đau thường từ một bên hông, sau đó lan ra phía trước, dưới hạ sườn. Cơn đau kéo dài xuống tới vùng sinh dục ngoài như bìu của nam giới hoặc môi lớn của nữ. Cũng có khi cơn đau được báo trước bởi triệu chứng đau ngang thắt lưng, đái khó hoặc đái ra máu. Khi đau quặn thận, người bệnh có cảm giác đau như ai bóp chặt vùng đau, như bị dao đâm xoáy vào chỗ đau, đau toát mồ hôi.

Người bệnh tiểu khó, có thể không đi tiểu được dù buồn tiểu hoặc đi được thì cảm giác rất khó chịu, nước tiểu lợn cợn, có màu hồng. Bệnh nhân buồn nôn, có thể nôn hoặc không, nôn xong thường cảm giác đỡ đau. Người bệnh có thể sốt nhẹ hơn 37 độ, đến sốt cao trên 38,50C kèm theo nôn nhiều không kiểm soát được. Cơn đau từ 20 phút kéo dài đến nhiều giờ khiến bệnh nhân lo lắng đến thất sắc, mặt mũi tái nhợt, vã mồ hôi. Khi khám thấy mạch nhanh. Tuy nhiên, trên đây là các dấu hiệu điển hình của mọt cơn đau quặn thận. Cũng có trường hợp, đau quặn thận không lan xuống dưới mà lan lên trên dù ít gặp. Có trường hợp cơn đau ngắn, nhẹ ở mức độ bệnh nhân có thể chịu đựng nên đau kéo dài tới vài ngày mới tới bệnh viện.

Cần tránh nhầm lẫn với các loại đau do bệnh khác

Đau quặn thận có thể nhầm lẫn với các cơn đau cấp tính khác như:

Đau ruột thừa: người bệnh cũng sốt, đau hố chậu phải.

Đau quặn gan: đau vùng hạ sườn phải, đau hướng lên vai, có sốt khi đau.

Đau dạ dày cấp, đau do loét dạ dày: những cơn đau này thường ở vùng thượng vị. Dù rất đau nhưng sau cơn đau bệnh nhân lại thấy bình thường.

Đau do tắc ruột: đau bụng, nôn kèm bí đại tiện, trung tiện.

Tóm lại, đau quặn thận là một trường hợp cần cấp cứu tại bệnh viện. Để xác định bệnh, tránh nhầm lẫn với bệnh khác, cần làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh tại cơ sở y tế. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy hồng niệu cầu. Đa số các trường hợp đau quặn thận là do sỏi thận, số ít là do lao thận hoặc ung thư thận. Vì thế, siêu âm ổ bụng có thể xác định nguyên nhân. Nếu do sỏi thận, siêu âm sẽ cho thấy hình sỏi cản âm, đài bể thận giãn, giãn niệu quản. Cũng có trường hợp không thấy sỏi, chỉ thấy giãn đài bể thận do sỏi nhỏ hoặc vị trí sỏi nằm thấp dưới niệu quản hoặc sát thành bàng quang. Xquang cũng cho hình ảnh sỏi thận.

Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn

Đau quặn thận cần được thầy thuốc khám và xác định, cho hướng điều trị. Điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là giảm đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn (tắc nghẽn có thể do sỏi thận, do cục máu đông, mủ). Bệnh nhân cần được dùng thuốc kháng viêm, giảm phù nề, chống co thắt, giãn cơ, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, đau do sỏi thận nhưng sỏi kích thước nhỏ, người bệnh không đau nhiều, đáp ứng tốt với thuốc giảm đau có thể điều trị tại nhà theo đơn của thầy thuốc. Để loại bỏ sỏi, hiện nay có nhiều phương pháp để loại bỏ sỏi thận ngoài điều trị nội khoa. Như tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung, phá vỡ sỏi thành hạt nhỏ để có thể dễ dàng thải ra ngoài qua nước tiểu. Thủ thuật tán sỏi qua da cũng thường được áp dụng. Thủ thuật này được dùng khi sỏi đã khá lớn hoặc nằm ở vị trí mà áp dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung không hiệu quả. Một đặc điểm của tán sỏi qua da là có thể loại bỏ một số mảnh sỏi trực tiếp thay vì chờ đào thải tự nhiên qua đường tiểu. Ngoài ra còn có phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản nhưng ít dùng hơn. Nếu sỏi lớn hoặc tán sỏi thất bại có thể mổ nội soi.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng ngừa sỏi thận cần uống nhiều nước. Nhất là những người làm công việc bận rộn, dân văn phòng, nghiên cứu viên ngồi nhiều, dễ quên uống nước. Nên nhớ, một ngày cần uống ít nhất 2 lít nước, năng vận động, thường xuyên đứng lên khỏi chỗ ngồi khi làm việc. Khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm sỏi thận. Nếu đã có sỏi nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để tránh tạo thêm sỏi hoặc làm sỏi phát triển. Xét nghiệm để xác định bản chất của sỏi. Nếu là sỏi calcium, cần thực hiện chế độ ăn nhạt, tránh ăn nhiều thịt. Nếu là sỏi urat, nên giảm lượng axit uric trong máu bằng thuốc. Nếu đã có sỏi hoặc đã có tiền sử đau quặn thận, người bệnh nên thường xuyên được theo dõi sức khỏe để có hướng điều trị sớm, hợp lý tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo BSCKII. Nguyễn Thông Tuyết/Sức khỏe và Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 13 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Top