Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hỏi đáp về vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Thứ năm, 10:33 30/07/2015 | Sống khỏe

Tôi bị nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori) và sau một thời gian điều trị thì tôi có kết quả là âm tính. Vậy liệu tôi có bị nhiễm lại nữa không, thưa bác sĩ?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Vi khuẩn HP (helicobacter pylori) là xoắn khuẩn gây viêm loét dạ dày. Qua thời gian điều trị, bạn đã có kết quả xét nghiệm âm tính với HP là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vi khuẩn khác, nguy cơ tái nhiễm HP là hoàn toàn có thể nếu lối sống không đảm bảo.

Hiện nay, một số tạp chí y học thế giới cho biết khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP. Tại Việt Nam, theo Hiệp hội tiêu hóa gan mật, khoảng 60% dân số đang nhiễm HP. HP là loại vi khuẩn sống dưới niêm mạc dạ dày và chúng có thể di chuyển vào lớp biểu mô hoặc lớp cơ của thành dạ dày. Trong quá trình sống, vi khuẩn HP sản xuất ra một lượng các chất hóa học như urease, catalase và độc tố có khả năng bảo vệ chúng trong môi trường acid và gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, đặc biệt là urease. Tại dạ dày, dưới tác dụng của urease, urê bị phân hủy tạo thành các hợp chất kiềm như ammonium chloride (NH4Cl) và monochloramine để bảo vệ vi khuẩn HP. Ngoài ra, với sự hiện diện của vi khuẩn HP, cơ thể chúng ta còn tạo ra các chất kháng viêm như interleukin gây tổn thương nặng hơn cho niêm mạc dạ dày.

Để phát hiện vi khuẩn HP, có rất nhiều phương pháp, nhưng cách thường dùng trong lâm sàng là: CLO test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân. Mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau cũng như tùy vào từng bệnh nhân cụ thể.

Vi khuẩn HP có tính lây nhiễm khá cao. Đường lây cụ thể hiện vẫn chưa biết được, nhưng một số chuyên gia cho rằng chủ yếu là đường phân và đường miệng. Người bệnh có thể bị lây nhiễm qua thức ăn, nước uống khi sử dụng chung với người bị nhiễm HP. Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) hoặc tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày thì việc điều trị diệt trừ HP là không cần thiết vì điều trị tốn kém, tác dụng phụ cao. Vì vậy, điều trị diệt trừ HP chỉ áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện lâm sàng và phát hiện vi khuẩn HP.

Để phòng ngừa sự lây nhiễm HP, nên ăn chín, uống sạch. Không sử dụng chung vật dụng ăn uống như ăn cùng chén, uống cùng ly. Khi có bất thường ở dạ dày, nên đến khám sớm các cơ sở y tế. Không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay làm theo sự chỉ dẫn của một số người không có trình độ chuyên môn. Không nên lo lắng quá mức khi bị nhiễm HP.

BS Nguyễn Vân Anh

Phòng khám đa khoa Hải Việt

Theo An ninh Thủ đô

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

Top