Hà Nội
23°C / 22-25°C

AstraZeneca và Viện Chiến lược & Chính sách Y tế nâng tầm hợp tác góp phần củng cố hệ thống y tế Việt Nam sẵn sàng cho tương lai

Thứ năm, 16:04 21/07/2022 | Sống khỏe

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống y tế và an sinh xã hội, việc tăng cường tính bền vững và sức chống chịu của hệ thống y tế được đánh giá là một ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần đảm bảo Việt Nam có thể phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với các thách thức y tế trong tương lai.

Trên cơ sở đó, hôm nay, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Viện CL&CSYT) – Bộ Y tế và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (AstraZeneca) đã ký kết Bản ghi nhớ để cùng thực hiện chương trình "Hợp tác vì Tính bền vững và Khả năng chống chịu của Hệ thống y tế Việt Nam" (PHSSR) giai đoạn 2022 – 2025.

Theo kế hoạch, với sự hỗ trợ của AstraZeneca, Viện CL&CSYT sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến nghị các giải pháp chính sách theo ba mục tiêu chính, trong đó bao gồm củng cố tính bền vững của tài chính y tế; đảm bảo khả năng tự chủ cung ứng thuốc và vắc xin của Việt Nam; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở y tế.

Bản ghi nhớ hợp tác này nối tiếp sự thành công của giai đoạn thí điểm chương trình PHSSR toàn cầu năm 2020 – 2021, sáng lập bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đại học Kinh tế London và AstraZeneca. Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên được mời tham gia chương trình này. Vì vậy, Viện CL&CSYT đã tiên phong áp dụng một Khung đánh giá phát triển bởi PHSSR nhằm phân tích những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống y tế, từ đó tổng hợp lại trong cuốn Báo cáo PHSSR Việt Nam.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: "Hơn hai năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đẩy lùi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống y tế bị ảnh hưởng nặng nề trước tác động của dịch bệnh song hành với những thách thức tồn tại từ trước. Do đó, việc đánh giá toàn diện hiện trạng của hệ thống y tế Việt Nam và rút ra những bài học từ kinh nghiệm thực tiễn là rất cần thiết. Tôi tin tưởng Chương trình hợp tác giữa Viện CL&CSYT và AstraZeneca sẽ thành công tốt đẹp và đóng góp được nhiều giải pháp tiên tiến, khả thi cho mục tiêu tăng cường tính bền vững và sức chống chịu của hệ thống y tế Việt Nam."

AstraZeneca và Viện Chiến lược & Chính sách Y tế nâng tầm hợp tác góp phần củng cố hệ thống y tế Việt Nam sẵn sàng cho tương lai  - Ảnh 1.

GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Lễ ký kết

TS. Trần Thị Mai Oanh, Viện trưởng Viện CL&CSYT phát biểu: "Đại dịch đã cho chúng ta cơ hội nhìn nhận một cách khách quan, sâu sắc những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống y tế. Qua chương trình hợp tác này, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp các bằng chứng có giá trị cho xây dựng chính sách y tế để phục hồi hệ thống y tế Việt Nam sau đại dịch và chuẩn bị sẵn sàng khi các dịch bệnh khác xuất hiện. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự phối hợp của AstraZeneca và các đối tác trong giai đoạn tiếp theo của chương trình vì một hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân."  

AstraZeneca và Viện Chiến lược & Chính sách Y tế nâng tầm hợp tác góp phần củng cố hệ thống y tế Việt Nam sẵn sàng cho tương lai  - Ảnh 2.

TS. Trần Thị Mai Oanh, Viện trưởng Viện CL&CSYT trình bày khuyến nghị chính sách, kế hoạch và mục tiêu trong giai đoạn mới

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và Các thị trường mới nổi khu vực Châu Á, cho biết: "Trong giai đoạn này khi dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt, chúng ta cần tận dụng cơ hội để giải quyết các nhu cầu vốn cũng rất quan trọng và cấp bách khác như chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, hô hấp… hay đảm bảo khả năng duy trì liên tục nguồn tài chính y tế và thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.  Chúng tôi kỳ vọng rằng sáng kiến hợp tác này với Viện CL&CSYT và các đối tác sẽ giúp củng cố toàn diện hệ thống y tế, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D) và sản xuất thuốc trong nước, cũng như mang lại giá trị cho toàn xã hội."

AstraZeneca và Viện Chiến lược & Chính sách Y tế nâng tầm hợp tác góp phần củng cố hệ thống y tế Việt Nam sẵn sàng cho tương lai  - Ảnh 3.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam, kỳ vọng sáng kiến hợp tác với Viện CL&CSYT sẽ góp phần củng cố toàn diện hệ thống y tế Việt Nam

Lễ ký kết có sự chứng kiến của gần 60 đại biểu trong đó có GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; Ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam; TS. Lê Văn Khảm, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội; lãnh đạo của một số Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Đại sứ quán Thụy Điển, một số trường đại học, và các cơ quan truyền thông.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top