Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn

Thứ sáu, 14:44 13/10/2023 | Y tế

GĐXH - Trong 3 người cấp cứu tại viện, 1 người tử vong sau bữa ăn trưa, bước đầu các bác sĩ chẩn đoán là do sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn.

Người đàn ông 32 tuổi suýt mất chân vì sai lầm nhiều người Việt mắc phảiNgười đàn ông 32 tuổi suýt mất chân vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Bị đau khớp nhưng muốn nhanh khỏi, người bệnh đã tự kết hợp nhiều loại thuốc Đông y, Tây y để điều trị, đến khi chân sưng to, đau nhiều, đi khám bác sĩ cho biết có nguy cơ hoại tử cẳng chân.

Theo thông tin ban đầu, ngày 8/10, ông B.Q.H. (66 tuổi), trú xã Thụy Dân mua tiết lợn của một cơ sở giết mổ trên địa bàn xã Thụy Dân (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) để đánh tiết canh ăn trưa. Sau khi đánh tiết canh xong, ông mời bà B.T.Nh. (69 tuổi - chị gái ông H.) sang nhà ăn tiết canh cùng gia đình.

Đến chiều cùng ngày, 4 người cùng ăn tiết canh có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Sau đó, có 3 người phải nhập viện điều trị, 1 trường hợp theo dõi, điều trị tại nhà.

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong 3 người cấp cứu tại viện, có bà Bùi Thị Nh. (sinh năm 1954) tử vong vào ngày 9/10 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình với chẩn đoán ban đầu là do sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn. Hai trường hợp còn lại đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy cho biết, hiện tình hình sức khỏe của 2 bệnh nhân còn lại đã dần ổn định. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh để xét nghiệm và đang chờ kết quả.

Sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy đã chỉ đạo Trạm Y tế xã Thụy Dân tham mưu địa phương tiến hành phun khử khuẩn khu vực giết mổ lợn và nhà bệnh nhân.

Đồng thời, yêu cầu cơ sở giết mổ tại xã Thụy Dân tạm thời dừng hoạt động; yêu cầu các cơ sở giết mổ khác không bán tiết sống để làm tiết canh, các quán ăn trên địa bàn không bán tiết canh và các món ăn từ thịt tái, sống.

Bệnh liên cầu lợn là bệnh gì?

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bệnh liên cầu lợn là một bệnh do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Có thể nhiễm liên cầu lợn nếu tiếp xúc với lợn bị bệnh mang vi khuẩn liên cầu lợn hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh: máu, thịt, lòng… 

Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 490 trường hợp bệnh liên cầu lợn ở người, trong đó tỷ lệ tử vong là 17,5%. Ở Việt Nam, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003.

Vì sao người bị nhiễm liên cầu lợn?

Ở lợn, vi khuẩn liên cầu lợn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

Nhiễm liên cầu lợn ít gặp ở người, tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bị bệnh liên cầu lợn hoặc mang vi khuẩn liên cầu lợn hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh liên cầu lợn (máu, thịt, lòng…) hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu lợn bị bệnh liên cầu lợn...

Nguồn truyền nhiễm là lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim, ngoài ra vật trung gian truyền bệnh có thể là ruồi, gián, chuột.

Nguy hiểm nhất là khi lợn bị bệnh liên cầu lợn thì vi khuẩn liên cầu lợn biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Tuy vậy, cho đến nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người. Phương thức lây truyền của vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh nhưng nấu không chín.

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm liên cầu lợn ở người

- Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.

- Trong bệnh liên cầu lợn hay gặp là nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố). Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

- Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu). Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

Cách phòng tránh bệnh liên cầu 

- Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín như nem chua, nem chạo... 

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh

- Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, người chế biến thịt lợn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Nếu lợn bị bệnh thì không được giết mổ mà cần tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy trình đã quy định.  

Loại rau được thế giới ưa chuộng, mọc dại đầy ở Việt Nam, có công dụng lọc phổi, thải độc gan cực tốtLoại rau được thế giới ưa chuộng, mọc dại đầy ở Việt Nam, có công dụng lọc phổi, thải độc gan cực tốt

GĐXH - Rau diếp cá không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam, mà còn được nhiều nước trong khu vực châu Á vừa dùng làm thực phẩm, vừa dùng làm thuốc chữa bệnh.

Đang khỏe mạnh, thiếu niên 16 tuổi đột ngột sưng lợi, đi khám bất ngờ phát hiện ung thưĐang khỏe mạnh, thiếu niên 16 tuổi đột ngột sưng lợi, đi khám bất ngờ phát hiện ung thư

GĐXH - Nam sinh bị phát hiện ung thư máu cấp tính có tiền sử khoẻ mạnh, chưa từng mắc một bệnh nội khoa nào khác.

Thêm một loại cây có thể chữa "bách bệnh" và được ví như "nhân sâm của người nghèo", nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ănThêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn

GĐXH - Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể tận dụng làm thuốc. Lá đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau ăn mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 16 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 2 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top