Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn uống thả phanh, sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con: Phòng ngừa thế nào?

Thứ bảy, 09:05 20/11/2021 | Dân số và phát triển

Sau khi đường huyết trong máu tăng cao, bác sĩ tư vấn chị Kim Anh phải giảm đồ ngọt, tinh bột. Nhưng vì thấy con không tăng cân, chị vẫn thả ga ăn, bỏ qua lời khuyên của bác sĩ.

Suýt mất con vì tiểu đường thai kỳ

Chị Nguyễn Kim Anh – 32 tuổi, trú tại thành phố Thái Binh - không thể nào quên được ngày chị sinh bé Min. Theo dự kiến, chị còn gần một tháng nữa mới tới kỳ sinh nở. Nhưng chị bị bong nhau non, sinh non, và nguyên nhân là nhiễm khuẩn niệu do biến chứng của đái tháo đường thai kỳ.

Chị Kim Anh kể: Nửa đêm đang nằm ngủ chị thấy cơn co tử cung và xuất huyết. Cả gia đình vội vàng đưa vào viện, bác sĩ cho biết chị bị bong nhau non phải cấp cứu gấp. Chị Kim Anh có dấu hiệu tiền sản giật, đường huyết lúc nhập viện rất cao. May mắn, các bác sĩ đã cấp cứu thành công, chỉ chậm 10 phút chắc con của chị không cứu được.

Đến nay, chị vẫn chưa hoàn hồn khi nghĩ về những ngày mang thai đó. Chị Kim Anh mang thai thèm đồ ngọt. Chị nghén thích món bánh mì chấm sữa và cứ như vậy ăn ròng rã một thời gian. Tới khi thai 29 tuần, chị Kim Anh đi thử đường máu thai kỳ, bác sĩ thấy có dấu hiệu tăng đường huyết nhẹ nên yêu cầu người bệnh theo dõi thêm và phải kiêng các thực phẩm giàu tinh bột, đồ ngọt. 

Về nhà, chị Kim Anh kiêng gần 1 tháng nhưng đi khám lại thấy con không tăng cân, mẹ vẫn tăng đường huyết. Vì sốt ruột con không tăng cân nên chị vội vàng cố ăn với hi vọng để con tăng thêm cân.

Suốt những tháng cuối của thai kỳ, chị ăn uống thả phanh, bỏ qua lời tư vấn của bác sĩ. Mỗi lần đi siêu âm thấy con tăng cân, chị rất vui dù bản thân chị cũng tăng tới 23 – 25 kg. Chị Kim Anh không ngờ rằng cách ăn uống của chị dẫn tới tiểu đường thai kỳ kèm theo biến chứng tăng huyết áp và cuối cùng là tai biến bong nhau nón, suýt cướp đi tính mạng của hai mẹ con.

Sự nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tiểu đường xảy ra khi mang thai thường không có triệu chứng gì nhưng lại có thể gây những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Ăn uống thả phanh, sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con: Phòng ngừa thế nào? - Ảnh 1.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai phụ

Đối với mẹ, tiểu đường thai kỳ có thể gây bệnh lý thận, tiền sản giật, bệnh lý tim…

Đối với con, tiểu đường thai kỳ có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con sinh ra to, sinh khó, nguy cơ phải mổ sinh cao, dễ ngạt, vàng da nặng; nếu không được phát hiện và hướng dẫn một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều trị đúng, sẽ có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường sau này.

Thai phụ muốn biết mình có bị tiểu đường khi mang thai hay không, nhất là các thai phụ có nguy cơ cao, thì phải đi tầm soát tiểu đường thai kỳ. Việc tầm soát cũng đơn giản, thông qua nghiệm pháp đo đường huyết.

Với những thai phụ bị tăng đường huyết ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể. Với bữa sáng, thai phụ có thể thử  ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua. Ngoài ra, thai phụ không được quên uống từ 6~8 ly nước trong ngày

Hàng ngày, thai phụ nên ăn ít tinh bột, đường, bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbohydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh, ăn nhiều các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt... và các thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò.., trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.

Thai phụ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo...; thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, thịt xông khói.

Theo TS Trung, khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, thai phụ phải hết sức thận trọng, tuân thủ tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng, phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, thai phụ có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top