Hà Nội
23°C / 22-25°C

An sinh xã hội để bớt đi gánh nặng

Thứ hai, 08:30 26/04/2010 | Gia đình

GiadinhNet - Trả lời phỏng vấn Báo GĐ&XH sau loạt bài "Người già mưu sinh" được đăng tải, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, đối với người cao tuổi sống tại những vùng còn khó khăn, trong giai đoạn tới, Nhà nước cần có chế độ an sinh xã hội phù hợp để có thể bớt đi gánh nặng mưu sinh cho họ.

 
Xin ông cho biết về tỉ lệ người cao tuổi (NCT) ở nước ta cũng như đánh giá của ông về mức sống của nhóm người này hiện nay?

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tỉ lệ và số lượng tuyệt đối của NCT đã tăng nhanh trong những năm vừa qua. Đặc biệt tăng nhanh trong độ tuổi từ 70 - 80 tuổi trở lên. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, số lượng người từ 100 tuổi trở lên đã lên tới 7.200 cụ, tăng gấp trên 2 lần so với điều tra năm 1999.
Theo quy ước của quốc tế, nếu một quốc gia có tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 10% dân số hoặc từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 7% dân số thì nước đó bước vào giai đoạn "già hóa dân số". Ở nước ta, vào năm 2008, số người từ 65 tuổi trở lên đã chiếm tỉ lệ 7,5% và như vậy chúng ta đã bước vào giai đoạn "già hóa dân số". Đây là một quá trình chuyển đổi rất nhanh về nhân khẩu học. Năm 2005, chúng ta vừa kết thúc giai đoạn "cơ cấu dân số trẻ", thì năm 2008, chỉ sau 3 năm, Việt Nam đã bước vào giai đoạn "già hóa dân số", trong khi các nước khác trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ để chuyển từ "cơ cấu dân số trẻ" sang giai đoạn "già hóa dân số".
 

Nhà nước cần có chế độ an sinh xã hội phù hợp để có thể giảm bớt gánh nặng mưu sinh cho NCT. ảnh: T.G

Đất nước ta chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nhưng với tốc độ đô thị hóa hiện nay và xu hướng dịch chuyển của nhóm dân di biến động lớn, những người trong độ tuổi lao động rời nông thôn lên thành thị kiếm sống ngày càng nhiều, để lại cha mẹ già ở quê hương. Người Việt có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con", nhưng con cái phải bươn chải, đi làm ăn xa, bản thân người già không được cậy con, thì nay phải chăm cả cháu. Đợt tổng điều tra dân số vừa qua cho thấy, tỉ lệ NCT cao nhất là ở khu vực miền Trung. Tôi đã về đây, có những xã, thôn vào những ngày giữa năm này hầu như chỉ còn các cụ và trẻ con ở nhà. NCT lẽ ra phải được chăm sóc nhưng khi con đi làm ăn xa lại phải đảm nhiệm toàn bộ việc đồng áng, chăm sóc cháu, gánh nặng càng thêm chồng chất.
 
"Các nhà khoa học đã tính toán: Nếu như chăm sóc y tế cho đứa trẻ cần 1 đồng thì chăm sóc cho NCT cần tới 8 đồng. Đối với NCT, sự chăm sóc đòi hỏi chi phí ngày càng cao hơn khi chúng ta chuyển từ cơ cấu bệnh tật nhiễm trùng sang cơ cấu bệnh tật của các nước phát triển như các bệnh về chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tai nạn thương tích,...). Trong khi đó, hệ thống y tế của chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng được khi mới chỉ có một BV Lão khoa TƯ và Khoa lão khoa của một số BV tỉnh, thành phố" - TS Dương Quốc Trọng.
Chúng ta rất phấn khởi, vì với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, tuổi thọ người dân được nâng lên, nhiều người sống lâu hơn. Nhưng điều đó cũng đặt chúng ta những thách thức to lớn?

- Chỉ có 3 năm để chuyển từ "cơ cấu dân số trẻ" sang giai đoạn "già hóa dân số", chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về tư duy, nguồn lực cũng như chính sách, cơ chế và như vậy, sẽ không thể tránh khỏi sự lúng túng trong giai đoạn này nếu không có những giải pháp thích ứng kịp thời. Trước đây, khi còn trong giai đoạn "cơ cấu dân số trẻ", chúng ta đã có Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để chuyên lo cho trẻ em, vậy nên chăng, bước vào giai đoạn "già hóa dân số" này và những năm sắp tới, chắc chắn tỉ lệ và số lượng NCT sẽ ngày càng tăng cao, chúng ta cũng cần có một Ủy ban Quốc gia NCT với một hệ thống chuyên trách đủ mạnh để chuyên lo cho công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy NCT tốt hơn? Hiện nay, đã có Uỷ ban Quốc gia về NCT nhưng chưa có được hệ thống chuyên trách từ TƯ đến địa phương.
 
Theo ông, Việt Nam cần làm gì để giảm bớt những khó khăn, thách thức và quan tâm tốt hơn đến NCT?

- Hiện nay, chúng ta đã có trung tâm chăm sóc NCT có công với đất nước. Cùng đó là một số mô hình xã hội hóa: Con cái có tiền nhưng không có điều kiện chăm sóc gửi bố mẹ vào các trung tâm dưỡng lão. Đây là mô hình còn đang mới mẻ, Hà Nội có trung tâm chăm sóc NCT ở Từ Liêm và ở quận Tây Hồ hoạt động khá tốt. Có một mô hình nữa là trung tâm chăm sóc NCT không nơi nương tựa. Tại các trung tâm này, Nhà nước lo toàn bộ nhưng với chính sách hiện nay đây vẫn là một vấn đề khó khăn.

Lâu nay, khi nói về NCT, ta thường chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, nhưng trong giai đoạn tới, theo tôi yếu tố số một là phát huy NCT để họ tiếp tục có những đóng góp với đất nước trong điều kiện phù hợp với khả năng, sức khỏe của mình. Với NCT có kiến thức, trình độ, chúng ta cần phải tranh thủ, phát huy được tiềm năng của họ. Các cụ ta có câu "Khôn đâu kể trẻ, khỏe đâu kể già". NCT sức khỏe không thể tốt bằng giai đoạn còn trẻ, nhưng họ là người có kinh nghiệm và là chỗ tựa của gia đình và xã hội.

Trong thời gian tới, khi chúng ta bước vào giai đoạn tỉ lệ NCT ngày càng cao, chắc chắn Đảng và Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp để chăm lo cho NCT tốt hơn. Đặc biệt, Luật Người cao tuổi sẽ được ban hành trong năm nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tham khảo, học tập những nước đã có kinh nghiệm về vấn đề này.
 
Xin trân trọng cảm ơn ông! 
 Hà Thư 
(Thực hiện)
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 1 phút trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 18 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 22 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 1 ngày trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Top